Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM CÔNG DÂN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03
A. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Loại thuế nào sau đây thường được tính trực tiếp vào giá bán sản phẩm?
A. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
B. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
C. Thuế doanh nghiệp (TNDN)
D. Thuế bảo vệ môi trường
Câu 2: Mức độ áp dụng trách nhiệm hình sự với người chưa đủ 18 tuổi dựa trên nguyên tắc nào?
A. Tăng nặng hình phạt để làm gương.
B. Áp dụng tương tự như người trưởng thành.
C. Xét mức độ nguy hiểm của hành vi và chú trọng giáo dục.
D. Miễn trừ trách nhiệm hoàn toàn.
Câu 3: Khi bạn là chủ một cửa hàng nhỏ và muốn hợp thức hóa kinh doanh, điều đầu tiên bạn cần làm là:
A. Đóng thuế thu nhập cá nhân trước
B. Đăng ký giấy phép kinh doanh tại cơ quan địa phương
C. Thuê kế toán để lập sổ sách kinh doanh
D. Mua hóa đơn giá trị gia tăng từ cơ quan thuế
Câu 4: Để kinh doanh hợp pháp, cá nhân cần thực hiện bước nào trước tiên?
A. Tự ý hoạt động mà không cần đăng ký kinh doanh
B. Xin cấp giấy phép kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền
C. Tham khảo ý kiến từ bạn bè về kinh nghiệm kinh doanh
D. Chỉ kinh doanh nhỏ lẻ để không cần đăng ký
Câu 5: Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Không trả nợ đúng hạn theo hợp đồng.
B. Vượt quá tốc độ cho phép khi lái xe.
C. Buôn bán hàng cấm.
D. Lén vào nhà người khác trái phép.
Câu 6: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P là vi phạm gì?
A. Vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.
B. Không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì chưa đủ tuổi.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh.
Câu 7: Một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung gọi là?
A. Tiền.
B. Sản vật.
C. Thuế.
D. Sản phẩm.
Câu 8: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì?
A. phạt tiền người vi phạm.
B. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. lập lại trật tự xã hội.
D. ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 9: Người sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 2 năm.
B. Từ 2 – 3 năm.
C. Từ 2 – 5 năm.
D. Từ 2 – 7 năm.
Câu 10: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ:
A. hôn nhân và gia đình
B. nhân thân phi tài sản.
C. chuyển dịch tài sản
D. lao động, công vụ nhà nước.
Câu 11: Theo pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Bảo vệ môi trường.
B. Nộp thuế kinh doanh.
C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. Công khai và báo cáo thu nhập.
Câu 12: Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?
A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
Câu 13: Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn:
A. hợp tác kinh doanh với bất kì ai.
B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì.
C. kinh doanh mà không cần đóng thuế.
D. hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Câu 14: Ông H xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông H phải chịu trách nhiệm?
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Kỷ luật.
Câu 15: Cửa hàng H bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng H đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng H bị phạt bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 5 năm.
B. Từ 2 – 3 năm.
C. Từ 2 – 4 năm.
D. Từ 2 – 7 năm.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI
Câu 1. Cho thông tin sau:
“Anh Hoàng vừa tốt nghiệp đại học và có ý định mở một cửa hàng kinh doanh. Ban đầu, anh dự định kinh doanh thuốc lá điện tử nhập từ nước ngoài vì thấy mặt hàng này đang được giới trẻ ưa chuộng và có thể mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, anh biết được đây là mặt hàng bị cấm kinh doanh tại Việt Nam. Anh đã thay đổi kế hoạch và quyết định mở hiệu thuốc. Anh tìm hiểu kỹ và biết rằng để kinh doanh dược phẩm, cần phải có chứng chỉ hành nghề dược và đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự theo quy định. Do đó, anh đã đăng ký học lấy chứng chỉ hành nghề dược, thuê mặt bằng phù hợp và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết trước khi nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh.”
a) Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như dược phẩm, có thể mở cửa hàng trước và hoàn thiện các điều kiện về chứng chỉ, cơ sở vật chất sau để nhanh chóng có doanh thu.
b) Anh Hoàng đã thể hiện ý thức tốt trong việc tìm hiểu và tuân thủ pháp luật khi từ bỏ ý định kinh doanh mặt hàng bị cấm và chuyển sang ngành nghề kinh doanh có điều kiện một cách hợp pháp.
c) Việc anh Hoàng chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về chứng chỉ hành nghề và cơ sở vật chất trước khi xin phép kinh doanh dược phẩm là đúng với quy định của pháp luật về kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
d) Anh Hoàng có thể kinh doanh thuốc lá điện tử với số lượng nhỏ và bán cho người quen vì như vậy sẽ ít rủi ro bị phát hiện.
Câu 2. Cho các thông tin sau:
“Nguyễn Văn A (17 tuổi) cùng bạn là Trần Văn B (16 tuổi) đi xe máy trong tình trạng không có giấy phép lái xe. Khi đến ngã tư, do không quan sát kỹ và chạy quá tốc độ quy định, A đã va chạm với xe máy của anh C khiến anh C bị thương nhẹ, xe máy bị hư hỏng. Sau khi xảy ra tai nạn, A và B bỏ chạy khỏi hiện trường. Nhờ camera an ninh và người dân chứng kiến, công an đã xác định được A và B. Khi làm việc với cơ quan chức năng, A thừa nhận hành vi của mình và bố mẹ A đã đến gặp anh C để bồi thường thiệt hại.”
a) Do A và B chưa đủ 18 tuổi nên không phải chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào về hành vi vi phạm của mình.
b) Việc bỏ chạy khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn không phải là hành vi vi phạm pháp luật vì tai nạn không gây hậu quả nghiêm trọng.
c) Hành vi của A và B là vi phạm pháp luật hành chính và vi phạm dân sự.
d) A và gia đình phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự cho những thiệt hại đã gây ra cho anh C.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................