Phiếu trắc nghiệm Công nghệ chăn nuôi 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 11 (Chăn nuôi) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi cánh diều
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHĂN NUÔI 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Một trang trại nuôi lợn nhận thấy lợn con từ 7-12 kg tăng trưởng kém dù được ăn đầy đủ. Kiểm tra khẩu phần ăn, người chủ phát hiện lượng năng lượng cung cấp chỉ đạt 2.500 Kcal ME/kg thức ăn. Nguyên nhân nào sau đây có thể giải thích hiện tượng này?
A. Lợn bị bệnh đường ruột
B. Khẩu phần ăn thiếu năng lượng so với nhu cầu
C. Lợn chưa quen với thức ăn mới
D. Lợn vận động quá nhiều
Câu 2: Anh Phát muốn tìm loại thức ăn phù hợp cho gia súc nhai lại, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giàu chất xơ nhưng ít dinh dưỡng. Loại thức ăn nào sau đây là lựa chọn phù hợp nhất?
A. Thức ăn tinh giàu năng lượng
B. Thức ăn bổ sung probiotics
C. Thức ăn thô khô và xác vỏ
D. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
Câu 3: Một nông hộ chăn nuôi lợn muốn áp dụng công nghệ lên men lỏng để tăng tính ngon miệng và giảm tiêu chảy cho vật nuôi. Họ cần thực hiện bước nào sau đây?
A. Trộn nguyên liệu thức ăn với nước theo tỉ lệ 2 – 2,5 kg nước/1 kg thức ăn, sau đó lên men với chế phẩm vi sinh
B. Phơi khô nguyên liệu rồi nghiền nhỏ trước khi cho lợn ăn
C. Bổ sung enzyme tiêu hóa trực tiếp vào thức ăn khô
D. Sấy khô thức ăn để kéo dài thời gian bảo quản.
Câu 4: Một trang trại chăn nuôi gà thịt công nghiệp phát hiện gà chậm lớn, lông xơ xác, giảm sức đề kháng. Kiểm tra khẩu phần ăn, người chăn nuôi nên chú ý điều chỉnh yếu tố nào?
A. Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn.
B. Giảm lượng thức ăn tinh bột, thay thế bằng nhiều nước.
C. Đảm bảo đủ protein và amino acid thiết yếu.
D. Chỉ cho gà ăn vào ban ngày để đảm bảo quá trình tiêu hóa.
Câu 5: Ông Hùng muốn nhập thêm lợn giống về nuôi nhưng lo ngại về nguy cơ dịch bệnh. Biện pháp nào dưới đây là đúng để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển?
A. Đưa lợn giống mới nhập về nuôi chung với đàn cũ ngay để chúng quen môi trường.
B. Cách ly lợn mới nhập về trong 10 ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe.
C. Chỉ quan tâm đến nguồn gốc lợn giống, không cần cách ly vì đã có vaccine.
D. Chỉ tiêm vaccine cho lợn con, không cần tiêm cho lợn trưởng thành.
Câu 6: Đâu không phải thức ăn thuộc nhóm carbohydrate?
A. Hạt ngũ cốc.
B. Phụ phẩm xay xát.
C. Các loài ốc, tôm, tép.
D. Các loại củ (sắn, khoai lang).
Câu 7: Đâu không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?
A. Đảm bảo chất lượng, giữ giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng.
B. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
C. Dự trữ thức ăn trong thời gian dài.
D. Tiết kiệm chi phí thức ăn.
Câu 8: Lợn sống sót sau khi mắc bệnh dịch tả lợn cổ điển sẽ như thế nào?
A. Phát triển nhanh chóng, khoẻ mạnh với sức đề kháng cao.
B. Phát triển đột biến nhưng chất lượng thịt có thể gây hại cho người.
C. Còi cọc, chậm lớn.
D. Còi cọc, chậm lớn nhưng chất lượng thịt tốt.
Câu 9: Mục đích sử dụng enzyme tiêu hóa trong chế biến thức ăn chăn nuôi là gì?
A. Tăng cường tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng và các thức ăn khó tiêu như thức ăn thô có hàm lượng lignin cao
B. Giảm tác động xấu của lên men trong ủ chua thức ăn thô
C. Giảm tính đột biến gen trong quá trình chế biến thức ăn chăn nuôi
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 10: Đâu không phải là vai trò của phòng và trị bệnh trong chăn nuôi?
A. Đóng góp tri thức và kinh nghiệm cho nghiên cứu chăn nuôi.
B. Giảm chi phí trị bệnh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
C. Đảm bảo thực phẩm an toàn, ngăn ngừa bệnh lây từ động vật sang người.
D. Giảm nguy cơ phát tán mầm bệnh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Câu 11: Đơn vị đo năng lượng trong thức ăn là gì?
A. Volt.
B. Calo.
C. Km.
D. Kg.
Câu 12: Đâu không phải thực phẩm thuộc nhóm giàu lipid?
A. Bột cá.
B. Hạt có dầu.
C. Dầu thực vật.
D. Mỡ động vật.
Câu 13: Đâu không phải là ý nghĩa của việc bảo quản thức ăn chăn nuôi?
A. Đảm bảo chất lượng, giữ giá trị dinh dưỡng, giảm thiệt hại do hư hỏng.
B. Tăng sức cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
C. Dự trữ thức ăn trong thời gian dài.
D. Tiết kiệm chi phí thức ăn.
Câu 14: Virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển thuộc loại nào?
A. RKN virus, chi Furovirus, họ Rubivirata
B. RKN virus, chi Tombusvirus, họ Camaviridae
C. RNA virus, chi Comovirus, họ Picornavirata
D. RNA virus, chi Pestivirus, họ Flaviviridae
Câu 15: Enzyme phân giải xơ được bổ sung vào thức ăn của lợn và gia cầm để làm gì?
A. Loại bỏ chất xơ trong khẩu phần ăn
B. Khuếch đại lượng chất xơ trong thức ăn lên nhiều lần
C. Tăng hiệu quả sử dụng xơ trong khẩu phần (Đáp án đúng)
D. Cả B và C
Câu 16: ............................................
............................................
............................................