Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Giáo án Bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo sách Công nghệ 11 - Công nghệ cơ khí kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: NGÀNH NGHỀ TRONG LĨNH VỰC CƠ KHÍ CHẾ TẠO

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • - Nhận biết được một số ngành nghề phổ biển thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề

Năng lực công nghệ:

  • - Nhận thức công nghệ: Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.
  1. Phẩm chất
  • - Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về cơ khí chế tạo vào thực tiễn
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Công nghệ Cơ khí chế tạo 11
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tranh ảnh/video về các ngành nghề trong cơ khí chế tạo.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Công nghệ Cơ khí chế tạo 11

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Hoạt động này giúp tạo tâm thế sẵn sàng học tập và gợi mở nhu cầu nhận thúc của HS, kích thích sự tô mô thích thú và mong muốn tìm hiểu các nội dung tiếp theo.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV quan sát hình và trả lời câu hỏi:

  • Hình 2.1 thể hiện những công việc của một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.
  • Hãy mô tả và nêu ý nghĩa của công việc trong Hình 2. la và Hình 2.1b.
  • Trong hai công việc đó, em phù hợp với ngành nghề nào hơn?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

  • Hình 2.la SGK mô tả công việc thiết kế của một người kĩ sư đang làm việc trong lĩnh vực cơ khí chế tạo;
  • Hình 2.1b SGK mô tả một người thợ khoan đang làm việc trong một xưởng cơ khí
  • Trong hai công việc đó, em phù hợp với ngành nghề nào hơn? HS sẽ tự nêu lên suy nghĩ của mình về sự phù hợp của bản thân với các công việc đó.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hoạt động tìm hiểu về một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận biết được một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.
  2. Nội dung: HS ghi được khái niệm và tính chất của ngành cơ khí chế tạo.
  3. Sản phẩm học tập: khái niệm và tính chất của ngành cơ khí chế tạo.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em hãy quan sát Hình 2.2, nÊu tên gọi và mô tả các công việc trong hình.

- GV cho HS xem một số video (hoặc dịp), tranh ảnh minh hoạ về một số nghành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo rồi khái quát hoá về ngành cơ khí chế tạo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận:

·        Hình 2.2a SGK mô tả những người làm công việc bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị;

·        Hình 2.2b SGK mô tả những người làm công việc thiết kế sản phẩm cơ khí;

·        Hình 2.2c SGK mô tả những người làm công việc tiện cơ khí gọi chung là gia công kim loại.

=> Những công việc này có một tên gọi chung là ngành cơ khí chế tạo

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo

- Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khi chế tạo rất phổ biến trong xã hội do tính đa dạng của các sản phẩm cơ khi trong sản xuất và đời sống. Nghề nghiệp trong lĩnh vực cơ khi khả đa dạng, phong phủ, gắn với một số công việc chủ yếu như thiết kế sản phẩm cơ khí gia công cơ khí; lắp ráp sản phẩm cơ khíbảo dưỡng và sửa chữa thiết bị cơ khí

 

Hoạt động 2: Thiết kế sản phẩm cơ khí

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS mô tả được các công việc, nêu được yêu cầu, vị trí việc làm, ngành nghề đào tạo của công việc thiết kể sản phẩm cơ khí.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu các công việc, yêu cầu công việc, vị trí việc làm, ngành nghề đào tạo của công việc thiết kế sản phẩm cơ khí
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được giới thiệu chung, các công việc, yêu cầu công việc, vị trí việc làm, ngành nghề đào tạo của công việc thiết kế sản phẩm cơ khí.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình và cho biết người ở trong hình làm công việc gì trong lĩnh vực cơ khí chế tạo? Mô tả về công việc này.

- GV yêu cầu HS nêu những công việc chủ yếu mà một người thiết kế sản phẩm cơ khí sẽ phải làm.

- GV hỏi HS yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của người làm công việc thiết kế sản phẩm cơ khí là gì?

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu vị trí công việc của người làm công việc thiết kế sản phẩm cơ khí? Theo em để có thể làm công việc thiết kế sản phẩm cơ khí thì người lao động cần được đào tạo các chuyên ngành đào tạo nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc:

+ Trong hình là người làm công việc thiết kế sản phẩm cơ khí chế tạo. Ví dụ như xác định hình dáng kết cấu, tính toán kích thước, thông số kĩ thuật, lựa chọn vật liệu... của các trục của một hộp giảm tốc trong một bộ truyền động.

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

2: Thiết kế sản phẩm cơ khí

- Thiết kế sản phẩm cơ khí là việc nghiên cứu, ứng dụng các kiến thức về toán học, khoa học và kĩ thuật vào việc chọn vật liệu, thiết kế tính toán kích thước và các thông số của các chi tiết máy để đảm bảo yêu cầu kinh tế – kĩ thuật đặt ra.

- Thiết kế sản phẩm cơ khí đòi hỏi người thực hiện thiết kế phải lập kế hoạch thiết kế theo đúng tiến độ yêu cầu; có thể sử dụng phần mềm 3D Solidworks, Microsoft Powerpoint, AutoCAD, Draftsingt.... để lên phương án, thiết kế 3D chi tiết cũng như hoàn thiện các bản vẽ gia công bằng các phần mềm 2D.

- Người thực hiện nhóm công việc này phải có các kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến quy trình sản xuất cơ khí, truyền động, lắp ghép các chi tiết; am hiểu các vấn đề kĩ thuật cơ khí như tính toán thiết kế. gia công cơ khí; biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng, có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy....

- Các nghề nghiệp thực hiện nhóm công việc này là kĩ sư kĩ thuật cơ khí, kĩ sư cơ điện tử và thường làm việc ở các phòng kĩ thuật của các nhà máy cơ khí, trung tâm nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp cơ khí, cơ sở sản xuất các sản phẩm về cơ khí

- Người thực hiện cần được đào tạo chuyên ngành như: công nghệ kĩ thuật cơ khí, công nghệ chế tạo máy, công nghệ kĩ thuật cơ điện tử, công nghệ kĩ thuật nhiệt, nhóm ngành kĩ thuật cơ khí và cơ kĩ thuật gồm các ngành; kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật cơ điện tử, kĩ thuật nhiệt,...

 

Hoạt động 3: Gia công cơ khí

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS mô tả được các công việc, nêu được yêu cầu, vị trí việc làm, ngành nghề đào tạo của công việc gia công cơ khí.
  2. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu giới thiệu chung, các công việc, yêu cầu công việc, vị trí việc làm, ngành nghề đào tạo của công việc gia công cơ khí.
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi được giới thiệu chung, các công việc, yêu cầu công việc, vị trí việc làm, ngành nghề đào tạo của công việc gia công cơ khí.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2.4 SGK và cho biết người trong hình làm công việc gì trong lĩnh vực cơ khí chế tạo.

- GV mô tả về công việc gia công cơ khí.

- GV yêu cầu HS nêu lên những công việc chủ yếu mà một người làm công việc gia công cơ khí sẽ phải làm.

- GV tiếp tục hỏi HS yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của người làm công việc gia công cơ khí là gì?

- GV yêu cầu HS nêu những hiểu biết ban đầu về vị trí công việc của người làm gia công cơ khí?

- GV định hướng nghề nghiệp cho HS, bằng cách yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em để có thể làm công việc gia công cơ khí thì người lao động cần được đào tạo các chuyên ngành nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát Hình, 9.7, thảo luận nhóm.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc:

+ Trong hình là một n người làm công việc tiện cơ khí, được gọi chung là gia công cơ khí

+ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của người làm công việc gia công cơ khí

+ vị trí công việc của người làm gia công cơ khí

+ Các ngành nghề đào tạo gia công cơ khí

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động Luyện tập.

3. Gia công cơ khí

- Gia công cơ khí là quá trình chế tạo ra sản phẩm cơ khí. Đó là việc sử dụng các máy, công cụ, công nghệ và áp dụng các nguyên lí vật lí để tạo ra các thành phẩm từ vật liệu ban đầu.

- Nhóm công việc gia công cơ khí đòi hỏi người thực hiện thiết lập chế độ làm việc và vận hành các máy công cụ khác nhau để chế tạo ra sản phẩm cơ khí theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất và an toàn vận hành và giám sát máy công cụ thông dụng và các máy công cụ điều khiển số CNC

- Nhóm công việc gia công cơ khí đòi hỏi người thực hiện phải

+ có kiến thức và kinh nghiệm trong sử dụng các máy công cụ thông dụng; vận hành và điều chỉnh máy công cụ điều khiển số CNC;

+ chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ cắt, dụng cụ đo kiểm, đồ gá và các trang bị công nghệ;

+ tổ chức, điều hành và thực hiện gia công sản xuất trên các loại máy công cụ thông dụng và trên các máy công cụ điều khiển số CNC, máy cắt dãy....

+ có sức khoẻ tốt, tính cẩn thận, tỉ mỉ, bình tĩnh, phản ứng nhanh nhạy, sáng tạo và hợp tác với đồng nghiệp; tuân thủ tuyệt đối quy tắc an toàn lao động

- Các nghề thực hiện nhóm công việc này gồm thợ cắt gọt kim loại, thợ hànthợ rèn dập.... hoặc các nghề thợ phù hợp và thường làm việc ở các phân xưởng sản xuất của các nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, đóng tàu,...

- Người thực hiện nhóm công việc này cần đào tạo chuyên ngành, nghề như: cắt gọt kim loại, vận hành máy công cụ,...

Hoạt động 4: Lắp ráp sản phẩm cơ khí

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

PHẦN MỘT - CƠ KHÍ CHẾ TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

PHẦN MỘT - CƠ KHÍ CHẾ TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II. VẬT LIỆU CƠ KHÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IV. SẢN XUẤT CƠ KHÍ

PHẦN HAI - CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VI. ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ I. DỰ ÁN NGHIÊN CỨU LĨNH VỰC KĨ THUẬT CƠ KHÍ

Chat hỗ trợ
Chat ngay