Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Địa lí 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 11 cánh diều
TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 11 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, ba quốc gia thuộc EU là:
A. Anh, Đức, Ý
B. Đức, Pháp, Ý
C. Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan
D. Đức, Pháp, Tây Ban Nha
Câu 2: Dân cư của Đông Nam Á có đặc điểm như thế nào?
A. Số dân ít, mật độ dân số thấp
B. Số dân đông, mật độ dân số cao
C. Tăng trưởng dân số tự nhiên rất thấp
D. Chỉ có một số ít dân tộc sinh sống
Câu 3: Thành tựu nào của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế có tác động lớn đến hội nhập toàn cầu?
A. Thành lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
B. Ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
C. Thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR)
D. Tổ chức SEA Games định kỳ 2 năm một lần
Câu 4: Dân cư Tây Nam Á tập trung đông nhất ở khu vực nào?
A. Đồng bằng Lưỡng Hà và vùng ven biển Địa Trung Hải
B. Các vùng sa mạc rộng lớn
C. Các dãy núi phía bắc
D. Nội địa bán đảo A-ráp
Câu 5: Thách thức kinh tế lớn nhất của khu vực Tây Nam Á là gì?
A. Môi trường suy thoái
B. Thiếu lao động
C. Xung đột chính trị và an ninh bất ổn
D. Tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn
Câu 6: Vào năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi EU?
A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Thụy Điển.
Câu 7: Dân cư Đông Nam Á phân bố như thế nào?
A. Không đều, tập trung đông ở đồng bằng châu thổ các sông lớn, vùng ven biển, một số vùng đất đỏ ba dan.
B. Khá đều, tập trung cả ở đồng bằng, vùng ven biển, vùng núi, vùng đất đỏ ba dan.
C. Khá đều, song tập trung đông hơn ở đồng bằng châu thổ các sông lớn, vùng ven biển, một số vùng đất đỏ ba dan.
D. Không đều, tập trung đông ở đồng bằng châu thổ các sông, đồng bằng ven biển.
Câu 8: Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ La Tinh là?
A. Thế mạnh về trồng cây lương thực.
B. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn.
C. Thế mạnh về trồng cây công nghiệp nhiệt đới.
D. Thế mạnh về trồng cây thực phẩm.
Câu 9: Một trong những lợi ích quan trọng của việc thiết lập thị trường chung EU là:
A. Giúp các nước thành viên hoàn toàn độc lập về tài chính
B. Giảm chi phí hành chính và tăng hiệu quả kinh tế
C. Hạn chế sự di chuyển của lao động giữa các quốc gia trong khối
D. Loại bỏ hoàn toàn sự cạnh tranh giữa các công ty trong EU
Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?
A. EU là trung tâm khoa học – công nghệ lớn của thế giới. Các nước EU “xây dựng Liên minh châu Âu thành một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới”.
B. Khoa học công nghệ của EU được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực như: nông nghiệp và an ninh lương thực, môi trường, biến đổi khí hậu, đổi mới và tăng trưởng,...
C. Trong những năm gần đây, thế mạnh về khoa học – công nghệ của EU tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến (nano), công nghệ khoa học đời sống, điện tử vi mô, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ.
D. Những nước có tiềm lực mạnh về khoa học – công nghệ trong EU là: Cộng hoà Liên bang Đức, Thụy Sĩ, Hà Lan, Phần Lan, Thụy Điển,...
Câu 11: ASEAN được thành lập vào năm nào?
A. 1965
B. 1967
C. 1970
D. 1975
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi thế của Đông Nam Á trong phát triển kinh tế biển?
A. Có vùng biển rộng, nhiều tài nguyên phong phú.
B. Có nhiều bãi biển đẹp, thuận lợi cho du lịch biển.
C. Không có tranh chấp biển đảo với các nước trong khu vực.
D. Nằm trên các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng.
Câu 13: Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?
A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch.
B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự.
C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục.
D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo ra cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc ở Tây Nam Á?
A. Khí hậu khô hạn quanh năm.
B. Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật.
C. Lượng mưa trung bình năm thấp.
D. Lượng bốc hơi cao, độ ẩm không khí thấp.
Câu 15: Đâu không phải là tổ chức hợp tác kinh tế nội khối của ASEAN?
A. Khu vực thương mại tự do.
B. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
C. Quỹ tiền tệ châu Á.
D. Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................