Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời Ôn tập Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG  3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT

Câu 1: Nhiệt độ của nhân Trái Đất là

  1.  Khoảng 5000 độ C
  2. Khoảng 10000 độ C
  3. 0 độ C
  4. 1 triệu độ C

Câu 2: Trạng thái của lớp vỏ Trái Đất là

  1. Rắn
  2. Lỏng
  3. Khí
  4. Chân không

Câu 3: Các châu lục hiện tại được hình thành là kết quả của

  1. Quá trình nội sinh
  2. Quá trình ngoại sinh
  3. Thần linh kiến tạo
  4. Có sẵn

Câu 4:  Nếu đang học trong lớp mà có động đất em sẽ

  1. Tìm chỗ trú tránh vật rơi trúng người như gầm bàn
  2. Reo hò
  3. Chạy lòng vòng trong lớp
  4. Ngồi im chờ người đến cứu

Câu 5: Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là:

  1. 1 000oC
  2. 5 000oC
  3. 7 000oC
  4. 3 000oC

Câu 6. Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

  1. 1.
  2. 3.
  3. 2.
  4. 4.

Câu 7. Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

  1. cẩm thạch.
  2. ba dan.
  3. mác-ma.
  4. trầm tích.

 

Câu 8. Theo em, đâu là tên một vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới

A.Đại Tây Dương

B.Thái Bình Dương

C.Ấn Độ Dương

D.Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

Câu 9. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

  1. năng lượng trong lòng Trái Đất.
  2. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  3. năng lượng của bức xạ mặt trời.
  4. năng lượng từ biển và đại dương.

Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

  1. động đất, núi lửa, sóng thần.
  2. hoạt động vận động kiến tạo.
  3. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  4. sự di chuyển vật chất ở manti.

 

Câu 11. Nội lực có xu hướng nào sau đây?

  1. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
  2. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
  3. Tạo ra các dạng địa hình mới. 
  4. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 12. Theo em, sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?

A.bão, dông lốc.

B.lũ lụt, hạn hán.

C.núi lửa, động đất.

D.lũ quét, sạt lở đất.

Câu 13. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  1. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.
  2. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
  3. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.
  4. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 14. Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?

  1. Tách rời nhau.
  2. Xô vào nhau.
  3. Hút chờm lên nhau.
  4. Gắn kết với nhau.

Câu 15. Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

  1. Xói mòn.
  2. Phong hoá.
  3. Xâm thực.
  4. Nâng lên.

Câu 16. Theo em, các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi

A.hai địa mảng xô vào nhau.

B.hai địa mảng được nâng lên cao.

C.hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.

D.hai địa mảng tách xa nhau.

Câu 17. Yếu tố ngoại lực nào có vai trò chủ yếu trong việc thành tạo các đồng bằng châu thổ?

  1. Dòng chảy.
  2. Mưa, gió.
  3. Nước ngầm.
  4. Nhiệt độ.

Câu 18. Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?

  1. Đại Tây Dương.
  2. Thái Bình Dương.
  3. Ấn Độ Dương.
  4. Bắc Băng Dương.

Câu 19. Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?

  1. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin, mảng Ấn Độ - Australia.
  2. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.
  3. Mảng Âu – Á mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia.
  4. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia.

Câu 20. Bắc Cực chứa nhiều tài nguyên nào chưa được khai thác?

A.Vàng

B.Dầu mỏ

C.Bạch kim

D.Than đá

Câu 21. Tỉnh nào sau đây ở nước ta có nhiều hang động nhất?

  1. Quảng Ninh.
  2. Quảng Bình.
  3. Quảng Trị.
  4. Quảng Nam.

Câu 22. Khi đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em không nên làm gì?

  1. Chui xuống gầm bàn hoặc tìm góc phòng để đứng
  2. Tránh xa cửa kính và những vật có thể rơi
  3. Sử dụng sách, vở để che đầu và mắt.
  4. Chạy nhanh ra khỏi lớp học

Câu 23. Khi núi lửa có dấu hiệu phun trào, người dân sống ở khu vực gần núi lửa cần:

  1. gia cố nhà cửa thật vững chắc
  2. nhanh chóng sơ tán khỏi khu vực
  3. chuẩn bị gấp các dụng cụ để dập lửa
  4. đóng cửa ở yên trong nhà, tuyệt đối không ra ngoài.

Câu 24. Theo em, đâu không phải nguyên nhân gây ra các hiện tượng sụt lún, sạt lở đất ở miền Trung?

  1. Tác động của ngoại lực (do mưa lớn, bão, lũ) làm phân rã liên kết của đất đá, rễ cây, thảm thực vật.
  2. Do con người khai thác rừng quá mức khiến đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
  3. Do sự bất ổn của các nguồn lực nội sinh bên trong lòng Trái Đất
  4. Do cấu trúc đất đá tạo nên lớp địa tầng trong khu vực

Câu 25. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự phun trào của núi lửa?

  1. Khí hậu, áp suất không khí ở khu vực có núi lửa
  2. Áp suất từ bầu khí quyển và các yếu tố ngoại sinh
  3. Sự gia tăng áp suất magma
  4. Áp lực từ lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay