Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời Ôn tập Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint Địa lí 6 chân trời sáng tạo
CHƯƠNG 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Câu 1: Chúng ta sống ở
- Tầng đối lưu
- Tầng bình lưu
- Các tầng cao của khí quyển
- Khác
Câu 2: Thuật ngữ nào sau đây không chỉ yếu tố của thời tiết
- Nhiệt độ
- Hiệu điện thế
- Độ ẩm
- Lượng mưa
Câu 3: Sức ép của không khí lên bề mặt trái đất gọi là
- Lớp vỏ khí
- Gió
- Khối khí
- Khí áp
Câu 4: Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây?
- Nằm phía trên tầng đối lưu.
- Các tầng không khí cực loãng.
- Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Câu 5: Có tất cả mấy tầng khí trong khí quyển?
A.3
B.4
C.5
D.6
Câu 6. Cho biết từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt là:
A.đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
B.bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
C.đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
Câu 7. Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là:
- A. Các hoạt động công nghiệp
- Sự đốt nóng của Sao Hỏa
- Con người đốt nóng
- Ánh sáng từ Mặt Trời
Câu 8. Hãy cho biết thời tiết là hiện tượng khí tượng:
- Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
- Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
- Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
- Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 9. Biến đổi khí hậu là gì?
A.Sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm
B.Là khí hậu của một khu vực trong một năm
C.Cả A và B đều đúng
D.Đáp án khác
Câu 10. Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là
- nhiệt độ Trái Đất tăng.
- số lượng sinh vật tăng.
- mực nước ở sông tăng.
- dân số ngày càng tăng.
Câu 11. Vì sao Trái Đất có màu xanh khi nhìn từ khí quyển?
A.Do khúc xạ ánh sáng
B.Màu xanh của rừng
C.Màu xanh của nước biển
D.Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 12. Theo em vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?
A.Quãng thời gian dài
B.Tác động của con người
C.Vận động tự quay của Trái Đất
D.Trái Đất quay quanh Mặt Trời
Câu 13. Vì sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
A.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
B.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
C.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
D.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 14. Vì sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước:
A.Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
B.Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
C.Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
D.Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.
Câu 15. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
- tiết kiệm điện, nước.
- trồng nhiều cây xanh.
- giảm thiểu chất thải.
- khai thác tài nguyên.
Câu 16. Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là
- H2O, CH4, CFC.
- N2O, O2, H2, CH4.
- CO2, N2O, O2.
- CO2, CH4, CFC.
Câu 17. Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió?
A.Gió Nam.
B.Gió Đông Bắc.
C.Gió Tây Nam (gió phơn).
D.Gió Đông Nam.
Câu 18. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta?
- Gió Mậu dịch.
- Gió Đông cực.
- Gió mùa.
- Gió Tây ôn đới.
Câu 19. Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
- Trên 2000mm.
- 1000 - 2000 mm.
- Dưới 500mm.
- 500 - l000mm.
Câu 20. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào trên Trái Đất?
- Cận nhiệt.
- Nhiệt đới.
- Cận nhiệt đới.
- Hàn đới.
Câu 21. Nguồn năng lượng nào dưới đây là năng lượng thân thiện với môi trường?
- Năng lượng từ than
- Năng lượng từ thủy điện
- Năng lượng từ Mặt Trời
- Năng lượng từ dầu mỏ
Câu 22. Phương tiện nào dưới đây thân thiện với môi trường nhất?
- Ô tô
- Xe đạp
- Tàu hỏa
- Xe buýt
Câu 23. Trong thực tế các đai khí áp không phân bố liên tục mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do
- Góc chiếu của tia sáng mặt trời thay đổi theo vĩ độ.
- Núi và cao nguyên xen lẫn với đồng bằng.
- Tuần hoàn của không khí.
- Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
Câu 24. Dựa vào hiểu biết của mình, theo em, đâu là ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long?
- Động đất, sóng thần, sạt lở đất
- sạt lở bờ biển, hạn hán, nước biển dâng
- hiện tượng triều cường và xâm nhập mặn
- Cả 3 phương án trên
Câu 25. Trái Đất đã nóng lên bao nhiêu độ trong vòng 137 năm qua?
- Gần 10C
- 20C
- 30C
- 40C