Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời Ôn tập Chương 5: Nước trên Trái Đất (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 5: Nước trên Trái Đất (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG  5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

Câu 1. Trên Trái Đất nước mặn chiếm khoảng

  1. 30,1%.
  2. 2,5%.
  3. 97,5%.
  4. 68,7%.

 

Câu 2. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm

  1. 1/2.
  2. 3/4.
  3. 2/3.
  4. 4/5.

Câu 3. Nước ngọt trên Trái Đất gồm có 

  1. nước ngầm, nước biển, nước sông và băng.
  2. nước mặt, nước biển, nước ngầm và băng.
  3. nước ngầm, nước ao hồ, sông suối và băng.
  4. nước mặt, nước khác, nước ngầm và băng.

 

Câu 4: Nước luôn di chuyển giữa

  1. đại dương, các biển và lục địa.
  2. đại dương, lục địa và không khí.
  3. lục địa, biển, sông và khí quyển.
  4. lục địa, đại dương và các ao, hồ.

Câu 5. Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở

  1. biển và đại dương.
  2. các dòng sông lớn.
  3. ao, hồ, vũng vịnh.
  4. băng hà, khí quyển.

Câu 6. Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm

  1. 1/2.
  2. 3/4.
  3. 2/3.
  4. 4/5.

Câu 7. Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là?

  1. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời
  2. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm
  3. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
  4. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm

Câu 8. Em hãy cho biết chi lưu là gì?

  1. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
  2. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
  3. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
  4. Các con sông đổ nước vào con sông chính

Câu 9. Nước mặn chiếm khoảng bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?

  1. 95%.
  2. 90%.
  3. 92%.
  4. 97%.

Câu 10. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

A.1

B.2

C.3

D.4

Câu 11. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất không tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

  1. Rắn.
  2. Quánh dẻo.
  3. Hơi.
  4. Lỏng.

Câu 12. Vì sao không khí có độ ẩm?

A.Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm

B.Do mưa rơi xuyên qua không khí

C.Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định

D.Do không khí chứa nhiều mây

Câu 13. Ở vùng ôn đới lạnh, sông thường có lũ lụt vào mùa nào sau đây?

  1. Mùa hạ.
  2. Mùa xuân.
  3. Mùa thu.
  4. Mùa đông.

Câu 14. Hoạt động kinh tế - xã hội nào góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sông Hồng?

A.Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông.

B.Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn.

C.Xây dựng hệ thống thủy lợi.

D.Xây dựng các nhà máy thủy điện.

Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do đâu?

A.Động đất ngầm dưới đáy biển.

  1. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.

C.Chuyển động của dòng khí xoáy.

D.Bão, lốc xoáy.

Câu 16. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

  1. Trăng tròn và không trăng.
  2. Trăng khuyết và không trăng.
  3. Trăng tròn và trăng khuyết.
  4. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 17. Con người đã khai thác, sử dụng nước ngầm trong sinh hoạt và đời sống dưới dạng nào sau đây?

  1. Làm ao.
  2. Xây hồ.
  3. Đào giếng.
  4. Làm đập.

Câu 18. Sau khi bỏ nước đá vào trong cốc đựng nước, ta thấy có những giọt nước bám bên ngoài thành cốc là do:

A.Nhiệt độ của nước thấp hơn thành ly.

B.Thành ly có nhiệt độ thấp hơn không khí.

C.Nước từ cốc rỉ ra ngoài.

D.Nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ thành ly.

Câu 19. Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

  1. Hồ Thác Bà.
  2. Hồ Ba Bể.
  3. Hồ Trị An.
  4. Hồ Tây.

Câu 20. Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?

  1. Hoa Kì.
  2. Trung Quốc.
  3. Ấn Độ.
  4. Liên bang Nga.

Câu 21. Tại sao Nhật Bản luôn chịu ảnh hưởng của động đất, núi lửa và sóng thần?

A.Nhật Bản nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.

B.Nhật Bản nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương.

C.Nhật Bản nằm trên nằm trên vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

D.Nhật Bản nằm trên đường di lưu, di cư của nhiều loài sinh vật.

Câu 22. Biết rằng: “Năm 2011, Nhật Bản phải hứng chịu trận thảm họa kép gây thiệt hại nặng nề về con người và tài sản của đất nước này”, “thảm họa kép” được nhắc đến ở đây là?

A.động đất và núi lửa

B.bão và động đất.

C.bão và lũ lụt

D.động đất và sóng thần.

Câu 23. Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt?

  1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp
  2. Lũ lụt, nhiễm mặn
  3. Khói bụi
  4. Quá trình đô thị hóa

Câu 24. So với sông Mê Kông thì sông Hồng lớn hơn về:

  1. Tỉ lệ % tổng lượng nước mùa lũ
  2. Tổng lượng nước
  3. Diện tích lưu vực
  4. Tỉ lệ % tổng lượng nước mùa cạn

Câu 25. Quan sát lược đồ phân bố các dòng biển trên Trái Đất, theo em, ý nào sau đây không đúng khi nói về tính đối xứng của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và bờ Tây?

  1. Khoảng 30°B: bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển lạnh Canari, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển nóng Gơnxtrim.
  2. Khoảng 45°B: ở bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển lạnh Bắc Đại Tây Dương, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển nóng Labrado.
  3. Khoảng 30°B: bờ Đông Thái Bình Dương có dòng biển lạnh Caliphoocnia, bờ Tây Thái Bình Dương có dòng biển nóng Cưrôsiô.
  4. Khoảng 30°N: bờ Đông Thái Bình Dương có dòng biển lạnh Pêru, bờ Tây Thái Bình Dương có dòng biển nóng Đông Ôxtâylia.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay