Phiếu trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời Ôn tập Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG  5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

Câu 1. Đất là:

  1. lớp mùn có màu nâu xám, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.
  2. lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, đượ.đặc trưng bởi độ phì.
  3. lớp vật liệu vụn bở, có thành phần phức tạp ở phía trên lục địa và bề mặ đáy đại dương.
  4. lớp vật chất có được từ quá trình phân huỷ các loại đá.

Câu 2. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là:

  1. khí hậu.
  2. địa hình.
  3. đá mẹ.
  4. sinh vật.

Câu 3. Các thành phần chính của lớp đất là

  1. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
  2. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
  3. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 
  4. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

 

Câu 4. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở

  1. đới ôn hòa và đới lạnh.
  2. xích đạo và nhiệt đới.
  3. đới nóng và đới ôn hòa.
  4. đới lạnh và đới nóng.

Câu 5. Hoàn thành câu sau: Khí hậu ảnh hưởng . . . . . . . tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

  1. Nhiều
  2. Gián tiếp
  3. Trực tiếp
  4. ít

Câu 6. Có mấy nhân tố hình thành đất?

A.3

B.4

C.5

D.3 yếu tố bên trong và 1 yếu tố bên ngoài

Câu 7. Thành phần hữu cơ nằm ở tầng nào của lớp đất?

A.Giữa tầng chứa mùn

B.Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

C.Nằm ở tầng tích tụ

D.Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất

Câu 8. Thành phần hữu cơ chiếm bao nhiêu trọng lượng của đất?

A.Chiếm một tỉ lệ lớn

B.Chiếm 50%

C.Chiếm một tỉ lệ nhỏ

D.Chiếm hơn 80%

Câu 9. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

  1. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  2. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  3. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  4. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh

Câu 10. Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở

  1. đới ôn hòa và đới lạnh.
  2. xích đạo và nhiệt đới.
  3. đới nóng và đới ôn hòa.
  4. đới lạnh và đới nóng.

Câu 11. Các thảm thực vật trên Trái Đất thường phân bố theo sự thay đổi nào sau đây?

  1. Dạng và hướng địa hình.
  2. Độ cao và hướng sườn.
  3. Vĩ độ và độ cao địa hình.
  4. Vị trí gần, xa đại dương.

Câu 12. Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
  2. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
  3. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
  4. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.

 

Câu 13. Nhận định nào khi nói về đất sau đây là đúng?

A.Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

B.Trong đất còn có độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho đất, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

C.Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

D.Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất cần thiết và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

Câu 14. Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì?

A.Trên núi cao áp suất không khí nhỏ

B.Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm

C.Lượng mùn ít

D.Độ ẩm quá cao

Câu 15. Sự phân bố thực vật có sự khác nhau giữa?

A.chân núi và sườn núi.

B.các nơi có khí hậu khác nhau.

C.các loại đất khác nhau.

D.tất cả các ý trên đều đúng.

 

Câu 16. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

A.phá rừng bừa bãi.

B.săn bắn động vật quý hiếm.

C.Lai tạo ra nhiều giống.

D.Đốt rừng làm nương rãy.

Câu 17. Những khu vực có sự thống trị của các áp cao cận chí tuyến hoặc nằm sâu trong lục địa thường là những khu vực có thảm thực vật nào dưới đây phát triển mạnh?

A.Thảm thực vật đài nguyên và ôn đới.

B.Thảm thực vật rừng xích đạo ẩm.

C.Thảm thực rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

D.Thảm thực vật hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 18. Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm?

A.Đất cát pha

  1. Đất xám

C.Đất phù sa bồi đắp

D.Đất đỏ badan

Câu 19. Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là?

A.Đất cát pha

B.Đất xám

C.Đất phù sa bồi đắp

D.Đất đỏ badan

Câu 20. Rừng nào sau đây được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái Đất?

  1. Rừng cận nhiệt đới.
  2. Rừng ôn đới.
  3. Rừng nhiệt đới.
  4. Rừng lá kim.

Câu 21. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới?

  1. Trung Mĩ.
  2. Bắc Á.
  3. Nam cực.
  4. Bắc Mĩ.

Câu 22. Đâu không phải là biện pháp làm tăng độ phì của đất?

  1. Xới đất
  2. Sử dụng phân hóa học
  3.  Sử dụng phân hữu cơ
  4. Du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy

Câu 23. Loại đất chủ yếu ở khu vực miền núi nước ta là đất gì? Phù hợp trồng những loại cây nào?

  1. Đất phù sa, thích hợp trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày
  2. Đất feralit, thích hợp để trồng rừng, các cây công nghiệp lâu năm.
  3. Đất đỏ ba dan, thích hợp trồng chè, cà phê, cao su,…
  4. Đất đen thảo nguyên, phù hợp để trồng lúa mì, lúa mạch

Câu 24. Nguyên nhân khiến các loại sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng là do:

  1. Mất môi trường tự nhiên để sinh sống
  2. Các hoạt động săn bắn của con người
  3. Biến đổi khí hậu
  4. Cả A, B, C

Câu 25. Dựa vào kiến thức đã biết, theo em, đâu không phải là sự khác biệt cơ bản giữa rừng nhiệt đới gió mùa và rừng mưa nhiệt đới?

  1. Rừng nhiệt đới gió mùa ít tầng hơn, phần lớn cây trong rừng bị rụng lá vào mùa khô
  2. Rừng mưa nhiệt đới phân bố ở những nơi mưa nhiều quanh năm, rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở những nơi có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.
  3. Rừng nhiệt đới gió mùa không ẩm ướt bằng rừng mưa nhiệt đới.
  4. Rừng nhiệt đới gió mùa có nhiều loài thân gỗ cao, dây leo chằng chịt, xanh quanh năm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay