Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Câu 1: Hai đồng bằng lớn nhất nước ta là:

  1. Đồng bằng Tây Bắc và đồng bằng Tây Nguyên.
  2. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung
  4. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung

Câu 2: Dãy núi nào dưới đây của nước ta chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?

  1. Đông triều.
  2. Sông gâm.
  3. Hoàng Liên Sơn.
  4. Ngân sơn.

Câu 3: Đường bờ biển nước ta kèo dài từ đâu đến đâu?

  1. Vân Đồn đến Mũi Cà Mau
  2. Cẩm Phả đến Phú Quốc
  3. Móng Cái đến Hà Tiên
  4. Hạ Long đến Rạch Giá

Câu 4: Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Điều đó được thể hiện như thế nào?

  1. Ở sườn đón gió, gió mạnh nên chỉ những sinh vật to lớn mới có thể phát triển; ngược lại, ở sườn khuất gió, gió nhẹ nên sinh vật phong phú.
  2. Ở sườn đón gió mưa nhiều, sinh vật phát triển; ngược lại, ở sườn khuất gió mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.
  3. Ở sườn phía đông thì xuất hiện hệ sinh thái rừng lá kim còn sườn phía tây thì xuất hiện hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
  4. Ở sườn phía tây thì xuất hiện hệ sinh thái rừng lá kim còn sườn phía đông thì xuất hiện hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Câu 5: Mỏ Apatit tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

  1. Lạng Sơn.
  2. Bắc Giang.
  3. Lào Cai.
  4. Yên Bái.

Câu 6: Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng:

  1. 5000 km2
  2. 15000 km2
  3. 35000 km2
  4. 105000 km2

Câu 7: Nước ta hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn là do

  1. nằm trong vùng nội chí tuyến.
  2. chịu ảnh hưởng của gió mùa.
  3. tiếp giáp Biển Đông rộng lớn.
  4. thiên nhiên nước ta phân hóa.

Câu 8: Cho một phần bản đồ địa hình Việt Nam.

Phần càng đỏ đậm trong bản đồ sau thì địa hình càng:

  1. Mờ mịt
  2. Rõ nét
  3. Thấp
  4. Cao

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Ở phía bắc của đồng bằng sông Hồng còn nhiều đồi, núi sót và ở phía nam có nhiều ô trũng.
  2. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.
  3. Đồng bằng ven biển miền Trung có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…

Câu 10: Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?

  1. Nhiều thủy sản có giá trị, giàu muối.
  2. Có nhiều vũng và vịnh biển nước sâu.
  3. Giàu tài nguyên dầu khí và thủy triều.
  4. Nhiều bãi tắm, đảo có phong cảnh đẹp.

Câu 11: Chúng ta có thể biết được gì qua bản đồ này?

  1. Đường bộ, đường biển, đường hàng không của các nước trong khu vực Đông Nam Á
  2. Sự phát triển về kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á
  3. Vị trí, tên, mức độ rộng lớn của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
  4. Tình trạng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước Đông Nam Á

Câu 12: Vì sao sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản là vấn đề rất quan trọng?

  1. Vì sử dụng hợp lí tài nguyên sẽ giúp đất nước phát triển nhanh chóng.
  2. Vì nếu không sử dụng hợp lí sẽ gây cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và nhiều hệ luỵ khác.
  3. Vì chúng ta chưa có một bộ luật nào quy định về việc khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên:

  1. Sự bằng phẳng giữa các vùng miền với nhau
  2. Khung cấu trúc địa hình nhân tạo, góp phần làm đẹp cảnh quan.
  3. Nhiều dạng địa hình nhân tạo như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập,...
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc?

  1. Là vùng đồi núi thấp, độ cao phổ biến dưới 1000m.
  2. Địa hình cao nhất nước ta, các cao nguyên hiểm trở.
  3. Ít núi trên 2000m, có nhiều nhánh núi đâm ra biển.
  4. Chủ yếu là núi, cao nguyên và có hướng vòng cung

Câu 15: Hình ảnh dưới đây mô tả hoạt động gì?

  1. Khai thác than
  2. Khai thác dầu khí
  3. Sử dụng khoáng sản kim loại trong sản xuất năng lượng
  4. Khai thác đất hiếm

Câu 16: Hoạt động khai thác kinh tế ở hình dưới đây là gì?

  1. Trồng cây công nghiệp
  2. Khai thác gỗ
  3. Du lịch
  4. Phát triển trung tâm kinh tế

Câu 17: Đồng bằng nào sau đây ở nước ta tập trung nhiều than bùn?

  1. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
  2. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 18: Đỉnh Fansipan được mệnh danh là:

  1. Nóc nhà Đông Dương
  2. Nóc nhà châu Á
  3. Nóc nhà thế giới
  4. Đỉnh quang vinh

Câu 19: Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, khác hẳn với thiên nhiên một số nước có cùng vĩ độ ở:

  1. Bắc Mỹ và Bắc Âu
  2. Nam Mỹ và Nam Á
  3. Đông Á và Trung Đông
  4. Tây Á và Bắc Phi

Câu 20: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải nào dưới đây?

  1. Hàng không và đường biển.
  2. Đường ô tô và đường biển.
  3. Đường ô tô và đường sắt.
  4. Đường biển và đường sắt.

Câu 21: Đâu không phải vai trò của tài nguyên khoáng sản?

  1. Là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp
  2. Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
  3. Cung cấp nhiên liệu cho sản xuất
  4. Làm tâm điểm cho hoạt động du lịch, giải trí

Câu 22: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Địa hình bờ biển ở nước ta khá đa dạng: các đồng bằng châu thổ, các bãi triều; một số nơi đồi núi lan ra sát biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đá, bán đảo, vũng, vịnh sâu,...
  2. Ven biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm phá.
  3. Nước ta nổi tiếng với nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp (Tam Đảo, Yên Tử, Rừng U Minh Thượng,..).
  4. Thềm lục địa của nước ta mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam; ở miền Trung sâu và thu hẹp hơn.

Câu 23: Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi. Điều này được thể hiện như thế nào?

  1. Khi có mưa bão thì ở vùng núi chảy chậm hơn nhưng khi trời nắng thì ở đồng bằng lại chảy chậm hơn.
  2. Ở vùng đồng bằng, sông thường chảy nhanh; ở vùng núi, sông chảy chậm và điều hoà hơn.
  3. Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh; ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn.
  4. Điều này không đúng. Độ dốc không ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi.

Câu 24: Ở vùng đồi núi nước ta có địa hình chia cắt phức tạp nên gây khó khăn cho

  1. giao thông vận tải.
  2. tài chính ngân hàng.
  3. cải tạo môi trường.
  4. phát triển thủy điện.

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã làm chậm tốc độ phong hoá, giúp cho khí hậu trở nên điều hoà.
  2. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ.
  3. Các vật liệu phong hoá ở vùng đồi núi sẽ theo các tác nhân ngoại lực vận chuyển xuống bồi tụ ở vùng đồng bằng và thung lũng.
  4. Nước mưa hoà tan đá vôi tạo ra dạng địa hình đặc trưng là karst, cùng với sự khoét sâu của các mạch nước ngầm tạo ra các hang động rộng lớn.

 

=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay