Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập Chương 2: Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Đặc điểm khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về Sa Pa?

  1. Sa Pa nằm ở độ cao khoảng 2 500 m so với mực nước biển, trên sườn đông của dãy Hoàng Liên Sơn – thuộc vùng núi cao Tây Bắc.
  2. Khí hậu Sa Pa ôn hoà, mát mẻ quanh năm
  3. Nhiệt độ trung bình năm 15,30C, số giờ nắng > 1 400 giờ/năm
  4. Mùa hè mát mẻ, mùa đông có nhiều ngày rét đậm, có thể có tuyết rơi

Câu 2: Khí hậu Biển Đông mang tính chất nào dưới đây?

  1. Nhiệt đới địa trung hải.
  2. Nhiệt đới hải dương.
  3. Nhiệt đới gió mùa.
  4. Nhiệt đới ẩm.

Câu 3: Sông Thu Bồn dài bao nhiêu và bắt nguồn từ đâu?

  1. Dài 117 km, bắt nguồn từ vùng núi Trung Nam Sơn
  2. Dài 205 km, bắt nguồn từ vùng núi Trường Sơn Nam
  3. Dài 570 km, bắt nguồn từ nước Lào
  4. Dài 857 km, bắt nguồn từ Campuchia

Câu 4: Các điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ trong lành của không khí ở nước ta thuận lợi cho phát triển du lịch:

  1. Giải trí
  2. Thể thao
  3. Nghỉ dưỡng
  4. Gia đình

Câu 5: Ở nước ta, mùa cạn kéo dài

  1. 7 - 8 tháng, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm.
  2. 4 - 5 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm.
  3. 7 - 8 tháng, chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm.
  4. 4 - 5 tháng, chiếm 20 - 30% tổng lượng nước cả năm.

Câu 6: Biến đổi khí hậu tác động đến sông ngòi như thế nào vào mùa cạn?

  1. Lượng nước sông tăng nhanh, đôi khi mùa cạn trở thành mùa lũ, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người.
  2. Khiến cho các loài sinh vật dưới nước chết nhiều, ô nhiễm môi trường lan rộng.
  3. Lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ 3 – 10%, mực nước sông giảm mạnh, gây xâm nhập mặn sâu và thời gian kéo dài
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về gió mùa mùa hạ?

  1. Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, chịu tác động của khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam.
  2. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên nhưng cũng gây hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ, Tây Bắc.
  3. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu hoạt động mạnh, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn và kéo dài cho nhiều nơi trên cả nước.
  4. Đối với miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi vào đất liền theo hướng đông bắc.

Câu 8:

Đây là hình ảnh của:

  1. Thác nước Bản Giốc
  2. Thác nước Dray Nur
  3. Suối khoáng nóng Nha Trang
  4. Suối khoáng nóng Bình Châu

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Mùa lũ kéo dài 7 – 8 tháng, chiếm 70 – 80% tổng lượng nước cả năm, có xu hướng chậm dần từ Bắc vào Nam.
  2. Sông ngòi miền núi vào mùa lũ có lượng nước lớn, mực nước dâng nhanh và cao.
  3. Mùa cạn thường kéo dài hơn mùa lũ, trung bình 7 – 8 tháng, chiếm 20 – 30% tổng lượng nước cả năm.
  4. Nam Trung Bộ vào mùa cạn, một số sông có mực nước xuống rất thấp.

Câu 10: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc là

  1. nóng, khô và phân thành hai mùa rõ rệt.
  2. đầu mùa tương đối khô, cuối mùa ẩm ướt.
  3. nóng ẩm và mưa nhiều diễn ra quanh năm.
  4. thời tiết lạnh buốt và khô ráo, nhiều mây.

Câu 11: Gió mùa mùa đông tạo nên:

  1. Mùa đông lạnh cho miền Bắc
  2. Mùa đông tuyết phủ kín trời cho miền Bắc
  3. Mùa khô cho miền Nam
  4. Cả A và C.

Câu 12: Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến hồ, đầm và nước ngầm?

  1. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.
  2. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.
  3. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.
  4. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.

Câu 13: Biến đổi khí hậu tác động đến sông ngòi như thế nào vào mùa lũ?

  1. Khiến cho nước lũ không còn tăng nhanh như trước kia nữa.
  2. Lượng nước tăng nhanh ở các dòng sông, gây sạt lở lớn hai bên bờ sông và ngập úng trên diện rộng
  3. Làm cho các loài sinh vật dưới nước chết hết.
  4. Cả B và C.

Câu 14: Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của:

  1. Tín phong bán cầu Bắc
  2. Tín phong bán cầu Nam
  3. Gió mùa ôn đới phía Bắc
  4. Gió mùa ôn đới phía Nam

Câu 15: Mùa nào là mùa mùa du lịch quan trọng nhất ở nước ta và có thể phát triển du lịch ở nhiều địa phương?

  1. Mùa xuân
  2. Mùa hè
  3. Mùa thu
  4. Mùa thu và mùa đông

Câu 16: Câu nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu đối khí hậu nước ta?

  1. Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.
  2. Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.
  3. Mưa lớn và lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi nhưng rét đậm và rét hại lại không còn xuất hiện nữa.
  4. Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên cả nước.

Câu 17: Sông Hồng đổ ra vịnh

  1. Vân Phong.
  2. Thái Lan.
  3. Cam Ranh.
  4. Bắc Bộ.

Câu 18: Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình tháng dưới 25%C), mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng là đặc điểm của đai khí hậu nào?

  1. Đai nhiệt đới gió mùa
  2. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
  3. Đai ôn đới gió mùa trên núi
  4. Không đai nào

Câu 19: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam.
  2. Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ nhân tạo lớn ở Đông Nam Á.
  3. Hồ Hoà Bình là công trình chứa nước cho nhà máy thuỷ điện lớn thứ nhất ở Việt Nam.
  4. Hồ, đầm có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường: giúp điều hoà khí hậu địa phương, là môi trường sống của nhiều sinh vật dưới nước, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học,...

Câu 20: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi nào dưới đây?

  1. Bạch Mã.
  2. Trường Sơn Nam.
  3. Hoàng Liên Sơn.
  4. Trường Sơn Bắc.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng về tính chất ẩm của khí hậu nước ta?

  1. Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm.
  2. Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm.
  3. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trung bình năm khoảng 3 000 – 4 000 mm/năm.
  4. Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 98%.

Câu 22: Đâu là vai trò của nước ngầm đối với sinh hoạt?

  1. Nước ngầm là nguồn nước quan trọng phục vụ sinh hoạt của người dân, nước khoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người,...
  2. Nước ngầm cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
  3. Các nguồn nước nóng, nước khoáng là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh,...
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Vào mùa cạn, các địa phương nằm gần lưu vực sông thường gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

  1. Cháy rừng.
  2. Thiếu nước.
  3. Đại dịch.
  4. Mất mùa.

Câu 24: Bảng sau đây thể hiện điều gì?

  1. Mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn so với nhiệt độ trung bình 60 năm (1958 – 2018) trên thế giới.
  2. Mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn so với nhiệt độ trung bình 60 năm (1958 – 2018) ở Việt Nam
  3. Tốc độ gia tăng nhiệt độ trung bình mỗi năm từ 1958 – 2018 trên thế giới
  4. Tốc độ gia tăng nhiệt độ trung bình mỗi năm từ 1958 – 2018 ở Việt Nam

Câu 25: Câu nào sau đây không đúng về Tam Đảo?

  1. Tam Đảo nằm ở độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Tam Đảo.
  2. Khí hậu Tam Đảo trong lành, mát mẻ
  3. Nhiệt độ trung bình năm 18,2°C, số giờ nắng > 1 200 giờ/năm.
  4. Mùa đông là mùa du lịch đẹp nhất trong năm, thời tiết thay đổi có thể đem lại cảm giác đủ 4 mùa trong ngày.

 

=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 6: Đặc điểm khí hậu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay