Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập Chương 4: Biển đảo Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 4: Biển đảo Việt Nam. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 4: BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Câu 1: Gió thổi trên Biển Đông theo 2 hướng chính nào dưới đây?

  1. Tây Nam và Đông Bắc.
  2. Hướng Nam và Tây Nam.
  3. Tây Bắc và Đông Nam.
  4. Hướng Bắc và Đông Bắc.

Câu 2: Biển Đông thuộc đại dương nào sau đây?

  1. Đại Tây Dương.
  2. Thái Bình Dương.
  3. Nam Đại Dương.
  4. Ấn Độ Dương.

Câu 3: Biển Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Là vùng biển lớn, khá mở rộng và nóng ẩm quanh năm.
  2. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
  3. Vùng biển lớn, mở rộng, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
  4. Là vùng biển nhỏ, tương đối kín và nóng ẩm quanh năm.

Câu 4: Bão trên Biển Đông thường được hình thành ở vùng biển

  1. phía tây Đại Tây Dương.
  2. phía đông Thái Bình Dương.
  3. phía nam Ấn Độ Dương.
  4. phía tây Thái Bình Dương.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng với môi trường bờ biển và bãi biển?

  1. Bờ biển của nước ta có nhiều dạng địa hình.
  2. Có nhiều cảnh quan đẹp, phân hóa đa dạng.
  3. Các hệ sinh thái vùng bờ biển rất phong phú.
  4. Chủ yếu là đầm phá và các bãi cát rộng lớn.

Câu 6: Đâu không phải một yếu tố tự nhiên của môi trường biển?

  1. Bờ biển
  2. Đáy biển
  3. Rác biển
  4. Đa dạng sinh học biển

Câu 7: Vùng ven biển và hải đảo của nước ta là nơi:

  1. Tập trận quân sự ở mức độ lớn
  2. Thử nghiệm bom nguyên tử và hình thành các đặc khu kinh tế cho nước ngoài đầu tư
  3. Cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Biển Đông có diện tích là bao nhiêu?

  1. Khoảng 1.1 triệu km2
  2. Khoảng 3,44 triệu km2
  3. Khoảng 6 triệu km2
  4. Khoảng 20 triệu km2

Câu 9: Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên:

  1. Rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền
  2. Khi chịu tác động của ô nhiễm môi trường, nó có thể tự làm sạch.
  3. Dễ bị nước biển đánh chìm nếu có sóng thần.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Biển đảo có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta?

  1. Quan trọng
  2. Ít quan trọng
  3. Không quan trọng lắm
  4. Không có ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội ở nước ta

Câu 11: Câu nào sau đây là đúng?

  1. Địa hình thềm lục địa có sự tiếp nối với địa hình trên đất liền: nông và bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.
  2. Địa hình đảo: Ngoài quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa, nước ta có hệ thống đảo ven bờ phân bố tập trung ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang.
  3. Các đảo ven bờ có diện tích lớn nhất là Cô Tô (Kiên Giang), Phú Quý (Hải Phòng), …
  4. Ở phía bắc, đặc biệt trong vùng biển Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế các đảo, quần đảo thường có cấu tạo từ đá vôi với các dạng địa hình các-xtơ.

Câu 12: Từ tháng 5 đến tháng 9 ở vùng biển nước ta, loại gió nào chiếm ưu thế?

  1. Gió mùa mùa đông
  2. Tín phong
  3. Gió mùa hướng đông nam
  4. Gió bão

Câu 13: Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng nước biển ven bờ ở nước ta như thế nào?

  1. Không tốt vì có nhiều hoạt động gây ô nhiêm môi trường. Các chỉ số đều ở mức trung bình.
  2. Rất xấu vì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tác động quá mức của con người.
  3. Khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép
  4. Rất tốt với các chỉ số đều ở mức tối đa

Câu 14: Ngày 25/12/2000 diễn ra sự kiện gì?

  1. Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ được kí kết.
  2. Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ được kí kết.
  3. Việt Nam giành chiến thắng trong chiến dịch tấn công lấn chiếm trái phép của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam không có vùng biển nào sau đây?

  1. Nội thuỷ
  2. Lãnh hải
  3. Vùng thềm lục địa
  4. Vùng tiếp giáp biển quốc tế

Câu 16: Nội thuỷ là:

  1. Vùng nước nằm trong đất liền của Việt Nam, có chiều đổ ra biển.
  2. Vùng nước được bao quanh bởi các vùng biển khác.
  3. Vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Vì sao khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh?

  1. Vì nước biển không quen với các kích thích ô nhiễm môi trường.
  2. Vì môi trường biển không chia cắt được
  3. Vì cấu trúc phân tầng vùng biển theo Luật biển quốc tế
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 18: Câu nào sau đây không đúng về hải văn ở vùng biển nước ta?

  1. Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình năm khoảng 23°C.
  2. Độ muối trung bình của vùng biển Việt Nam khoảng 71‰ – 72‰, có sự biến động theo mùa và theo khu vực.
  3. Dòng biển ven bờ ở nước ta có sự thay đổi theo mùa, cả về hướng chảy và cường độ. Vào mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc – tây nam; còn vào mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam – đông bắc.
  4. Trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trổi, vận động theo chiều thẳng đứng, kéo theo nguồn dinh dưỡng cho các loài sinh vật biển.

Câu 19: Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là:

  1. Tiền đề để thiết lập một trật tự thế giới mới trên biển, nhờ đó các nước được đảm bảo về quyền lợi kinh tế.
  2. Một hệ thống cơ sở pháp lí để các quốc gia có thể mua bán, trao đổi, giao dịch chủ quyền biển đảo với nhau.
  3. Cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Đâu không phải một giải pháp để bảo vệ môi trường biển đảo?

  1. Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo
  2. Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo
  3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo
  4. Bán các vùng biển bị ô nhiễm cho nước khác.

Câu 21: Đường cơ sở là:

  1. Đường ở trung tâm nơi mà thuỷ triều thường dâng lên.
  2. Căn cứ để xác định phạm vi, độ sâu của các vùng biển khác.
  3. Căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác.
  4. Đường phân định vùng biển của một nước với vùng biển quốc tế.

Câu 22: Bảng sau đây thể hiện điều gì?

  1. Một số điểm toạ độ để xác định ranh giới giữa vùng biển của Việt Nam và vùng biển của nước khác.
  2. Toạ độ một số điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam
  3. Toạ độ một số điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều sâu lãnh hải của lục địa Việt Nam
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Ô nhiễm môi trường biển đảo là:

  1. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
  2. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng tới con người, sinh vật
  3. Sự tác động thái quá của con người lên bề mặt nước biển, làm cho phần nước biển bị đảo lộn về cấu trúc nguyên tử, gây ra sự ảnh hưởng trên toàn bộ biển.
  4. Sự giảm sút các hoạt động bảo vệ môi trường trên biển, khiến cho nước biển ngày càng xấu đi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh vật biển.

Câu 24: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung ở các bể (bồn trũng) trong vùng thềm lục địa, như các bể Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay – Thổ Chu, Tư Chính – Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa.
  2. Các khoáng sản khác ngoài dầu mỏ và khí tự nhiên bao gồm 350 loại khoáng sản, phân bố dọc vùng ven biển, sườn bờ và dưới đáy biển. Trong đó, có giá trị nhất là kim cương, cát thuỷ tinh, silic,...
  3. Băng cháy là một loại khoáng sản có tiềm năng sử dụng lớn trong tương lai.
  4. Vùng biển Việt Nam có thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển.

Câu 25: Điểm 0 trong các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam nằm ở đâu?

  1. Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia.
  2. Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang
  3. Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên.
  4. Nằm ở điểm tiếp giáp cả biên giới Việt Nam, biên giới Trung Quốc và Biển Đông (Móng Cái, Quảng Ninh)

 

=> Giáo án Địa lí 8 chân trời bài 14: Vị trí địa lí Biển Đông, các vùng biển của Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay