Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM (PHẦN 2)
Câu 1: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lưu lượng nước lớn nhất?
- Sông Hồng.
- Mê Công.
- Đồng Nai.
- Thái Bình.
Câu 2: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lượng phù sa lớn nhất?
- Sông Hồng.
- Mê Công.
- Đồng Nai.
- Thái Bình.
Câu 3: Hồ Hòa Bình nằm trên sông nào dưới đây?
- Sông Chảy.
- Sông Mã.
- Sông Hồng.
- Sông Đà.
Câu 4: Cây cao su và cà phê phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
- Tây Nguyên.
- Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Bắc Trung Bộ.
- Đồng bằng sông Hồng.
Câu 5: Hồ nào ở Gia Lai được khai thác để phát triển du lịch?
- Hồ Ba Bể.
- Hồ Gươm.
- Hồ Tơ Nưng.
- Hồ Hòa Bình.
Câu 6: Lượng nhiệt trung bình năm của nước ta có xu hướng?
- Giảm.
- Giảm mạnh.
- Tăng.
- Giữ nguyên.
Câu 7: Đâu là dấu hiệu của biến đổi khí hậu tác động dẫn đến hiện tượng lụt?
- Nước dâng cao do mưa lũ, triều cường nước biển dâng gây ra.
- Gió xoáy mạnh kèm theo gió giật, mưa to, làm đổ cây cối, nhà cửa.
- Nước dâng cao do mưa ở vùng đầu nguồn trong thời gian dài.
- Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng.
Câu 8: Biến đổi khí hậu toàn cầu nguy hiểm vì?
- Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Suy giảm tài nguyên năng lượng và khoáng sản.
- Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt đưa lượng lớn khí thải vào khí quyển.
- Chất thải công nghiệp xả trực tiếp vào sông, hồ.
Câu 9: Sông ngòi nước ta chủ yếu là những sông có đặc điểm?
- Nhỏ, ngắn và dốc.
- Nhỏ, ngắn và sông chảy êm đềm.
- Sông dài, lớn và dốc.
- Sông dài, lớn và chảy êm đềm.
Câu 10: Đỉnh lũ của sông ngòi Nam Bộ vào tháng mấy?
- Tháng 7.
- Tháng 8.
- Tháng 9.
- Tháng 10.
Câu 11: Sông ngòi nước ta có lượng phù sa?
- Nhỏ.
- Rất nhỏ.
- Lớn.
- Rất lớn.
Câu 12: Mức tăng nhiệt độ trung bình toàn Việt Nam trong thời kì 1958 – 2018 là?
- 0,50%.
- 0,89%.
- 0,99%.
- 1%.
Câu 13: Sông Mê Công chảy qua bao nhiêu quốc gia?
- 5.
- 6.
- 7.
- 8.
Câu 14: Khí hậu phân hóa đa dạng giúp ngành nông nghiệp nước ta
- phát triển độc canh cây lúa nước.
- phát triển được tất cả các loại cây của đới lạnh.
- chỉ phát triển được những loại cây nhiệt đới.
- phát triển các loại cây miền cận nhiệt, ôn đới và nhiệt đới.
Câu 15: Hoạt động du lịch biển của trung tâm du lịch Vũng Tàu diễn ra quanh năm chủ yếu do?
- Khí hậu nóng quanh năm.
- Hoạt động du lịch đa dạng.
- Nhiều cơ sở lưu trú tốt.
- An ninh, chính trị tốt.
Câu 16: Sông ngòi nước ta thường gây khó khăn gì cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở vùng đồng bằng?
- Lũ lụt.
- Sương muối.
- Rét hại.
- Sạt lở đất.
Câu 17: Lưu lượng nước của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào điều kiện nào?
- Diện tích lưu vực.
- Nguồn cung cấp nước.
- Cả hai đáp án trên đều đúng.
- Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 18: Tác động nào sau đây không phải do biến đổi khí hậu?
- Làm cho không khí trong lành.
- Làm gia tăng các bệnh về hô hấp.
- Làm tăng tốc độ sinh trưởng, phát triển của vi khuẩn, vi rút.
- Tầng ozon bị phát hủy gây ra các bệnh về mắt.
Câu 19: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi?
- Hoàng Liên Sơn.
- Bạch Mã.
- Trường Sơn Bắc.
- Trường Sơn Nam.
Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở Trung Bộ là do?
- Gió Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.
- Gió Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới.
- Tác động của khối khí lạnh phương Bắc.
- Hoạt động mạnh của gió Tín Phong.
Câu 21: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua?
- Làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
- Bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.
- Tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
- Tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
Câu 22: Thảm thực vật rừng của nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do?
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp.
- Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
- Vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật.
Câu 23: Cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm |
Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C) |
Nhiệt độ trung bình tháng 7 (0C) |
Nhiệt độ trung bình năm (0C) |
Biên độ nhiệt trung bình năm (0C) |
Lạng Sơn |
13.3 |
27.0 |
21.2 |
13.7 |
Hà Nội |
16.4 |
28.9 |
23.5 |
12.5 |
Vinh |
17.6 |
29.6 |
23.9 |
12.0 |
Huế |
19.7 |
29.4 |
25.1 |
9.7 |
Quy Nhơn |
23.0 |
29.7 |
26.8 |
6.7 |
TP. Hồ Chí Minh |
25.8 |
27.1 |
27.1 |
1.3 |
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Càng vào Nam, biên độ nhiệt trung bình năm càng chênh lệch lớn.
- Nhiệt độ trung bình tháng 7 không chênh lệch nhiều giữa các địa điểm.
Câu 24: Phần lớn các sông ở nước ta ngắn và dốc vì?
- Lãnh thổ hẹp, ngang.
- Địa hình nhiều đồi núi.
- Đồi núi lan ra sát biển.
- Tất cả đều đúng.
Câu 25: Mùa lũ của các sông là mùa nào?
- Bao gồm các tháng có lưu lượng dòng chảy lớn.
- Bao gồm các tháng có lưu lượng dòng chảy rất lớn.
- Bao gồm các tháng có lưu lượng nước chảy lớn.
- Bao gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hay bằng 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm.
=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 4: Khí hậu Việt Nam