Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối Ôn tập Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM (PHẦN 2)

Câu 1: Điểm cực Đông của nước ta thuộc tỉnh nào?

  1. Ninh Thuận.
  2. Khánh Hòa.
  3. Điện Biên.
  4. Quảng Ninh.

Câu 2: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển Đông?

  1. 28 tỉnh, thành phố.
  2. 27 tỉnh, thành phố.
  3. 26 tỉnh, thành phố.
  4. 25 tỉnh, thành phố.

Câu 3: Ở Việt Nam, than bùn tập trung chủ yếu tại đồng bằng nào sau đây?

  1. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
  2. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4: Ở Việt Nam, đá vôi được phân bố chủ yếu tại khu vực nào?

  1. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
  2. Đồng bằng Bắc Bộ và Tây Nguyên.
  3. Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung.
  4. Vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 5: Địa hình nào sau đây là địa hình nhân tạo?

  1. Địa hình cacxtơ.
  2. Đồng bằng ven biển.
  3. Các đê sông, đê biển.
  4. Địa hình cao nguyên.

Câu 6: Nước ta có không có chung đường biên giới với quốc gia nào?

  1. Trung Quốc.
  2. Thái Lan.
  3. Lào.
  4. Cam-pu-chia.

Câu 7: Vùng lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn gồm?

  1. Vùng đất, vùng biển, vùng núi.
  2. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa.
  3. Vùng đất, hải đảo, vùng trời.
  4. Vùng đất, vùng biển, vùng trời.

Câu 8: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ?

  1. Sông Mã tới dãy Hoành Sơn.
  2. Nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
  3. Nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn.
  4. Sông Hồng tới dãy Bạch Mã.

Câu 9: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?

  1. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Đồng bằng sông Mã.
  4. Đồng bằng sông Cả.

Câu 10: Dầu mỏ và khí đốt phân bố chủ yếu ở?

  1. Các đồng bằng.
  2. Bắc Trung Bộ.
  3. Việt Bắc.
  4. Thềm lục địa.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta?

  1. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.
  2. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.
  3. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.
  4. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.

Câu 12: Khoáng sản của nước ta phần lớn tập trung ở đâu?

  1. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
  2. Vùng núi và Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
  3. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
  4. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

Câu 13: Các năng lượng được khai thác ở biển là?

  1. Dầu khí.
  2. Gió.
  3. Thủy triều.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Địa hình vùng núi Tây Bắc và vùng núi Đông Bắc có đặc điểm giống nhau là?

  1. Hướng nghiêng tây bắc – đông nam.
  2. Núi cao chiếm ưu thế.
  3. Núi thấp chiếm ưu thế.
  4. Hướng núi vòng cung.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?

  1. Được bồi đắp chủ yếu là phù sa sông.
  2. Dài và hẹp ngang.
  3. Giáp biển thường là cồn cát và đầm phá.
  4. Bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ bởi các mạch núi.

Câu 16: CẢnh hưởng nào không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sản xuất?

  1. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.
  2. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.
  3. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.
  4. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.

Câu 17: Tại sao miền núi lại có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch?

  1. Giao thông vận tải thuận lợi.
  2. Cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng.
  3. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch dồi dào.
  4. Khí hậu ổn định, ít thiên tai.

Câu 18: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ đâu?

  1. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
  2. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.
  3. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.
  4. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 19: Việt Nam có mối quan hệ qua lại thuận lợi với các nước là nhờ đâu?

  1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
  2. Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
  3. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
  4. Lịch sử dựng nước, giữ nước lâu dài.

Câu 20: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là gì?

  1. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.
  2. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
  3. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.
  4. Quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 21: Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta, đã:

  1. Dẫn đến sự phân hóa đông tây của tự nhiên khá rõ rệt.
  2. Tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.
  3. Làm cho thiên nhiên từ bắc vào nam của nước ta khá đồng nhất.
  4. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo độ cao của địa hình.

Câu 22: Nguyên nhân làm cho đất ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa, là gì?

  1. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
  2. Đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
  3. Khí hậu ở đây khô hạn.
  4. Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu.

Câu 23: Giai đoạn nào có nhiều vận động tạo núi sản sinh nhiều khoáng sản?

  1. Giai đoạn Tiền Cambri.
  2. Giai đoạn cổ kiến tạo.
  3. Giai đoạn Tân kiến tạo.
  4. Giai đoạn Trung Sinh.

Câu 24: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do:

  1. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
  2. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền.
  3. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền.
  4. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào.

Câu 25: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước:

  1. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.
  2. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.
  3. Được quản lí các nguồn tài nguyên thiên ở vùng thềm lục địa
  4. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.

 

=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay