Phiếu trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Khí hậu và thủy văn Việt Nam (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2. KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM (PHẦN 3)

Câu 1: Gió mùa mùa đông ở nước ta gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây?

  1. Bạch Mã.
  2. Hoàng Liên Sơn.
  3. Hoành Sơn.
  4. Tam Đảo.

Câu 2: Ở nước ta, hệ thống sông nào có lưu lượng nước lớn thứ hai?

  1. Sông Hồng.
  2. Mê Công.
  3. Đồng Nai.
  4. Thái Bình.

Câu 3: Hệ thống sông Thu Bồn có tổng chiều dài dòng chảy chính là:

  1. 250 km.
  2. 502 km.
  3. 205 km.
  4. 520 km.

Câu 4: Hoạt động trồng trọt diễn ra:

  1. theo mùa.
  2. quanh năm.
  3. ở miền núi.
  4. ở đồng bằng.

Câu 5: Hiện nay, tại một số lưu vực sông của Việt Nam đang gặp tình trạng nào sau đây?

  1. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãng phí.
  2. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
  3. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.
  4. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.

Câu 6: Biến đổi khí hậu tác động đến yếu tố khí hậu nào ở nước ta?

  1. Biến đổi về nhiệt độ.
  2. Biến đổi về lượng mưa.
  3. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất nông nghiệp của nước ta là gì?

  1. Đất trồng.
  2. Nguồn nước tưới.
  3. Khí hậu.
  4. Giống cây trồng.

Câu 8: Đâu không phải là nguồn năng lượng an toàn mà chúng ta nên sử dụng để bảo vệ môi trường?

  1. Mặt trời.
  2. Khí đốt.
  3. Gió.
  4. Sức nước.

Câu 9: Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ là

  1. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm đẹp.
  2. Do kinh tế phát triển, người dân có kinh nghiệm kinh doanh du lịch.
  3. Do vị trí Nam Trung Bộ thuận lợi hơn.
  4. Vùng biển Nam Trung Bộ có số giờ nắng nhiều, không có gió mùa Đông Bắc.

Câu 10: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?

  1. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 80%.
  2. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 85%.
  3. cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 80%.
  4. cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 85%.

Câu 11: Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là:

  1. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa.
  2. tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn.
  3. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt.
  4. mùa thu, đông có mưa phùn.

Câu 12: Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh là do ảnh hưởng của?

  1. Gió mùa Tây Nam.
  2. Gió mùa Đông Bắc.
  3. Tín Phong bán cầu Bắc.
  4. Tín phong bán cầu Nam.

Câu 13: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:

  1. Bắc – Nam.
  2. Đông – Tây.
  3. Độ cao.
  4. Tây- Đông.

Câu 14: Các sông ở Trung Bộ Đông Trường Sơn có lũ vào các tháng:

  1. Từ tháng 4 đến tháng 7.
  2. Từ tháng 1 đến tháng 4.
  3. Từ tháng 5 đến tháng 10
  4. Từ tháng 9 đến tháng 12.

Câu 15: Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là khoảng:

  1. 200 triệu tấn.
  2. 250 triệu tấn.
  3. 300 triệu tấn.
  4. 350 triệu tấn.

Câu 16: Sông ngòi miền Trung có lũ lên nhanh và đột ngột, nguyên nhân chủ yếu do

  1. Địa hình núi cao, bị cắt xẻ mạnh.
  2. Lượng mưa tập trung với lưu lượng lớn.
  3. Sông ngắn, nhỏ, dốc và mưa lớn tập trung.
  4. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, bị cắt xẻ mạnh.

Câu 17: Sông nào sau đây chảy theo hướng vòng cung?

  1. Sông Chảy.
  2. Sông Mã.
  3. Sông Gâm.
  4. Sông Mê Công.

Câu 18: Hệ thống sông nào sau đây không chảy theo hướng vòng cung và hướng tây bắc - đông nam?

  1. Sông Hồng.
  2. Sông Mã.
  3. Sông Cả.
  4. Sông Kì Cùng - Bằng Giang.

Câu 19: Đặc điểm chế độ của nước sông ngòi Nam Bộ

  1. Lượng nước lớn, chế độ nước theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
  2. Lưu lượng nước ít, chế độ theo mùa nhưng điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.
  3. Lượng nước lớn quanh năm, chế độ nước sông rất điều hòa.
  4. Lưu lượng nước ít, chế độ theo mùa nhưng khắc nghiệt hơn sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ.

Câu 20: Tại sao chế độ nước của sông ngòi nước ta theo mùa?

  1. Trong năm có hai mùa khô và mưa.
  2. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
  3. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.
  4. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn và mưa nhiều.

Câu 21: Đâu không phải ích lợi của sông ngòi nước ta?

  1. Tước nước cho cây trồng.
  2. Giao thông, thủy sản.
  3. Phá hoại mùa màng.
  4. Xây dựng các đập thủy điện.

Câu 22: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau ở nước ta loại gió chiếm ưu thế chủ yếu từ vĩ tuyến 160B trở vào là?

  1. gió mùa Đông Bắc.
  2. gió mùa Tây Nam.
  3. Tín Phong bán cầu Bắc.
  4. Tín phong bán cầu Nam.

Câu 23: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí:

  1. Lạnh phương Bắc.
  2. Chí tuyến Bán Cầu Bắc.
  3. Chí tuyến Bán Cầu Nam.
  4. Bắc Ấn Độ Dương.

Câu 24: Cho bảng số liệu: Lượng mưa lượng bốc hơi và cân bằng ẩm

Địa điểm

Lương mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Cân bằng ẩm (mm)

Hà Nội

1667

989

678

Huế

2868

1000

1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

245

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên

  1. Lượng mưa thay đổi từ Bắc và Nam.          
  2. Hà Nội có lượng mưa và cân bằng ẩm thấp nhất.
  3. Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
  4. Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất.

Câu 25: Mùa lũ trên lưu vực các sông ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ không trùng nhau vì:

  1. Chế độ thủy triều khác nhau.
  2. Đặc điểm lòng sông khác nhau.
  3. Mùa mưa có sự chênh lệch.
  4. Địa hình có sự khác nhau.

 

=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 4: Khí hậu Việt Nam

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay