Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

(PHẦN 1 – 25 CÂU)

Câu 1: Trong một nguyên tử: 

  1. Số (p) bằng số (e)
  2. Tổng điện tích các (p) bằng điện tích hạt nhân Z
  3. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
  4. Tổng số (p) và số (e) được gọi là số khối
  5. Tổng số (p) và số (n) được gọi là số khối

Số mệnh đề đúng là: 

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 2: Có những phát biểu sau đây về đồng vị của một nguyên tố hóa học:

1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau

2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau

3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử

4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

  1. 1
  2. 4
  3. 3
  4. 2

Câu 3: Cho các phát biểu khi nói về mô hình Rutherford – Bohr:

(1) Electron quay xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo giống như các hành tinh quay xung quanh Mặt trời.

(2) Electron không chuyển động theo quỹ đạo xác định mà trong cả khu vực không gian xung quanh hạt nhân.

(3) Electron không bị hút vào hạt nhân do còn chịu tác dụng của lực quán tính li tâm.

Phát biểu đúng là:

  1. (1)
  2. (1), (3)
  3. (2), (3)
  4. (2)

Câu 4: Cho các phát biểu sau:

  1. a) Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz có năng lượng như nhau
  2. b) Các electron thuộc các obitan 2px, 2py, 2pz2px, 2py, 2pzchỉ khác nhau về định hướng trong không gian.
  3. c) Năng lượng của các electron thuộc các phân lớp 3s, 3p, 3d là khác nhau.
  4. d) Năng lượng của các electron thuộc các obitan 2s và 2px2px là như nhau.
  5. e) Phân lớp 3d đã bão hoà khi đã xếp đầy 10 electron.

Các khẳng định đúng là

  1. a, b, c
  2. a, b, c, e
  3. b và c
  4. a, b, e

Câu 5: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 45. Trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Số proton trong nguyên tử nguyên tố X là

  1. 13.
  2. 14.
  3. 15.
  4. 16.

Câu 6: Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là

  1. 2,47 g/cm3.
  2. 9,89 g/cm3
  3. 5,20 g/cm3.
  4. 5,92 g/cm3.

Câu 7: Cho biết thành phần hạt nhân của các nguyên tử sau :

(1) (29p + 36n)

(2) (9p + 10n)

(3) (11p + 12n)

(4) (29p + 34n)

Trong các nguyên tử trên, những nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là

  1. (3) và (4).
  2. (1) và (3) .
  3. (1) và (4).
  4. (2) và (3).

Câu 8: Tổng số hạt (nơtron, proton, electron) trong nguyên tử của hai nguyên tố M và X lần lượt là 82 và 52. M và X tạo thành hợp chất MXa có tổng số proton bằng 77. Giá trị của a là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 9: Một nguyên tử có 14 electron. Số electron s của nguyên tử này là

  1. 8
  2. 6
  3. 4
  4. 2

Câu 10: Nguyên tử nguyên tố X phổ biến trong tự nhiên có tổng các hạt cơ bản là 46. Số khối của nguyên tử X là

  1. 31.
  2. 32.
  3. 24.
  4. 28.

Câu 11: Tổng số nguyên tử trong 0,01 mol phân tử NH4NO3 là

  1. 5,418.1021
  2. 5,4198.1022
  3. 6,023.1022
  4. 4,125.1021

Câu 12: Oxygen có ba đồng vị với tỉ lệ % số nguyên tử tương ứng là 16O (99,757%), 17O (0,038%), 18O   (0,205%). Nguyên tử khối trung bình của oxygen là

  1. 16
  2. 16,2
  3. 17
  4. 18

Câu 13: Một nguyên tử có 4 lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng là 7, các lớp trong đều đã bão hòa electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố này là

  1. 35
  2. 25
  3. 17
  4. 7

Câu 14: Một nguyên tử có 19 electron. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là

  1. 4
  2. 1
  3. 3
  4. 2

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố X có 20 electron. Khi mất đi toàn bộ electron ở lớp ngoài cùng, điện tích của ion tạo thành là

  1. 1+
  2. 4+
  3. 2+
  4. 3+

Câu 16: Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 4 lớp, lớp thứ 4 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là: 

  1. 26
  2. 24
  3. 22
  4. 28

Câu 17: Nguyên tố X có Z = 17. Electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X thuộc lớp

  1. K
  2. M
  3. L
  4. N

Câu 18: Cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh (Z = 16) ở trạng thái cơ bản là

  1. 1s22s22p53s23p5
  2. 1s22s22p63s23p4
  3. 1s22s22p63s23p6
  4. 1s22s22p63s23p3

Câu 19: Oxide của kim loại M (M2O) được ứng dụng rất nhiều trong ngành hóa chất như sản xuất xi măng, sản xuất phân bón, … Trong sản xuất phân bón, chúng ta thường thấy M2O có màu trắng, tan nhiều trong nước và là thành phần không thể thiếu cho mọi loại cây trồng. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức M2O là 140, trong phân tử X có tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Xác định công thức phân tử của M2O.

  1. K2O
  2. Na2O
  3. Li2O
  4. Rb2O

Câu 20: Hợp chất XY2 phổ biến trong sử dụng để làm cơ chế đánh lửa bằng bánh xe trong các dạng súng cổ. Mỗi phân tử XYcó tổng các hạt proton, neutron, electron bằng 178; trong đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y là 12. Hãy xác định kí hiệu hóa học của X, Y.

  1. X là đồng (Cu); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).
  2. X là lưu huỳnh (s); Y là sắt (Fe).
  3. X là sắt (iron, Fe); Y là lưu huỳnh (sulfur, S).
  4. X là sắt (iron, Fe); Y là Oxi (oxi, O).

Câu 21: Khi phóng chùm tia α vào một lá vàng mỏng, người ta thấy rằng trong khoảng 108 hạt α có một hạt gặp hạt nhân. Một cách gần đúng, hãy xác định đường kính của hạt nhân so với đường kính của nguyên tử

  1. đường kính vào khoảng đường kính của nguyên tử.
  2. đường kính vào khoảng đường kính của nguyên tử.
  3. đường kính vào khoảng đường kính của nguyên tử.
  4. đường kính vào khoảng đường kính của nguyên tử.

Câu 22: Calcium là một loại khoáng chất có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Trong cơ thể, calcium chiếm 1,5 – 2% trọng lượng, 99% lượng calcium tồn tại trong xương, răng, móng và 1% trong máu. Calcium kết hợp với phosphorus là thành phần cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Khối lượng riêng của calcium kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể calcium, các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Xác định bán kính nguyên tử calcium. Cho nguyên tử khối của calcium là 40.

  1. 1,66.10−8cm.
  2. 1,76.10−8cm.
  3. 1,96.10−8cm.
  4. 1,86.10−8cm.

Câu 23: Bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử iron lần lượt là 1,28 Å và 56 g/mol. Tính khối lượng riêng của iron. Biết rằng trong tinh thể, các tinh thể iron chiếm 74% thể tích, còn lại là phần rỗng.

  1. 8,8(g/cm3)
  2. 7,84(g/cm3)
  3. 4,81(g/cm3)
  4. 9,86(g/cm3)

Câu 24: Nguyên tử Fe ở 20oC có khối lượng riêng là 7,87 g/cm3. Với giả thiết này, tinh thể nguyên tử Fe là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là những khe rỗng giữa các quả cầu. Cho biết khối lượng nguyên tử của Fe là 55,847. Tính bán kính nguyên tử gần đúng của Fe.

  1. 1,28
  2. 1,38
  3. 1,48
  4. 1,58

Câu 25: Nguyên tử kẽm (Zn) có nguyên tử khối bằng 65u. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, với bán kính r = 2×10-15 m. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử kẽm là bao nhiêu tấn trên một centimet khối (tấn/cm3)?

  1. 3,55.109(tấn/ cm3)
  2. 2,44.109(tấn/ cm3)
  3. 1,22.109(tấn/ cm3)
  4. 3,22.109(tấn/ cm3)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay