Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

(PHẦN 1 – 25 CÂU)

Câu 1: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào?

  1. Tất cả các phương án sau đây.
  2. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
  3. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
  4. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột.

Câu 2: Nguyên tử có kích thước nhỏ nhất trong bảng tuần hoàn là

  1. H
  2. F
  3. He
  4. Cs

Câu 3: Cấu hình electron của chlorine (Cl) là: 1s22s22p63s23p5. Cho các phát biểu sau:

  1. Nguyên tử Cl có số hiệu nguyên tử là 17
  2. Nguyên tử Cl ở chu kì 3, nhóm VA
  3. Cl là nguyên tố phi kim
  4. Oxide cao nhất là Cl2O5
  5. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất là HClO4

Số phát biểu đúng là?

  1. 4
  2. 3
  3. 5
  4. 6

Câu 4: Nhóm nguyên tố là:

  1. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
  2. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.
  3. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học giống nhau và được xếp thành một cột.
  4. Tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử là

  1. độ âm điện;
  2. bán kính nguyên tử;
  3. năng lượng ion hóa;
  4. điện tích hạt nhân.

Câu 6: Cho các nguyên tố X, Y Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 12, 13. Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Các nguyên tố này đều là kim loại;
  2. Các nguyên tố này đều thuộc cùng một chu kì;
  3. Thứ tự giảm dần tính kim loại: X > Y > Z;
  4. Thứ tự tăng dần tính base: XOH < Y(OH)2< Z(OH)3.

Câu 7: Trong bảng tuần hoàn, chu kỳ nhỏ là những chu kỳ nào sau đây?

  1. 1
  2. Cả 3 chu kỳ 1, 2, 3.
  3. 2
  4. 3

Câu 8: Khẳng định nào dưới đây sai khi nói về các nguyên tố nhóm A?

  1. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
  2. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tử nguyên tố hóa học có xu hướng giảm trong cùng một nhóm và tăng trong cùng một chu kì.
  3. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của oxide và hydroxide có xu hướng tăng dần trong một chu kì.
  4. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide có xu hướng giảm dần trong một chu kì.

Câu 9: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 17, 35. Phát biểu nào sau đây là sai?

  1. Thứ tự độ âm điện: X < Y < Z.
  2. Thứ tự tăng dần tính kim loại: X < Y < Z;
  3. Các nguyên tố này đều thuộc cùng một nhóm;
  4. Các nguyên tố này đều là phi kim;

Câu 10: Số nguyên tố thuộc chu kỳ 3 là

  1. 18
  2. 32
  3. 8
  4. 50

Câu 11: Cho các đặc trưng sau:

  1. Dễ nhường electron.
  2. Dễ nhận electron.
  3. Oxide cao nhất có tính base.
  4. Oxide cao nhất có tính acid.

Những đặc trưng thuộc về phi kim là

  1. (1), (4)
  2. (2), (3)
  3. (2), (4)
  4. (1), (3)

Câu 12: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn là:

  1. ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
  2. ô 19, chu kì 4, nhóm IIA.
  3. ô 19, chu kì 4, nhóm VIIIA.
  4. ô 20, chu kì 4, nhóm IA.

Câu 13: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L ( lớp thứ 2). Số proton có trong nguyên tử X là

  1. 6
  2. 5
  3. 7
  4. 8

Câu 14: Sắp xếp các nguyên tố N, O, P theo chiều tính phi kim tăng dần.

  1. N, O, P
  2. P, N, O
  3. P, O, N
  4. N, P, O

Câu 15: A và B là hai nguyên tố trong cùng một chu kì và ở hai nhóm liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 15. Hai nguyên tố đó là

  1. N và O.
  2. C và N.
  3. P và S.
  4. Na và Mg.

Câu 16: Nguyên tử R tạo được Anion R-. Cấu hình e của R- ở trạng thái cơ bản là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong R là.

  1. 18 
  2. 38 
  3. 19
  4. 32

Câu 17: Sắp xếp tính base của NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 theo chiều giảm dần là

  1. Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH
  2. Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH
  3. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3
  4. Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3

Câu 18: Cho X (Z = 9), Y (Z = 17) và T (Z = 16). Sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự bán kính nguyên tử tăng dần

  1. Y, T, X
  2. T, Y, X
  3. X, T, Y
  4. X, Y, T

Câu 19: Biết nguyên tố X thuộc chu kì 3 nhóm IIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron nguyên tử của X là

  1. 1s22s22p63s23p4
  2. 1s22s22p63s23p3
  3. 1s22s22p63s23p1
  4. 1s22s22p63s23p2

Câu 20: Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vị trí của nguyên tố này trong bảng tuần hoàn và hợp chất khí với hiđro có công thức là?:

  1. Chu kỳ 3, nhóm VA, XH4.
  2. Chu kỳ 2, nhóm VA, XH3.
  3. Chu kỳ 2, nhóm VA, HXO3.
  4. Chu kỳ 3, nhóm VA, XH2.

Câu 21: Hydroxide của nguyên tố M có tính base rất mạnh. Biết rằng hydroxide của M tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1 : 2. Hãy dự đoán nguyên tố M thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

  1. IIA.
  2. VA.
  3. IA.
  4. IIIA

Câu 22: Oxide cao nhất của X khi tan trong nước tạo thành dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh. Tỉ lệ nguyên tử X với oxygen trong oxide cao nhất của X là 1 : 1. X thuộc nhóm

  1. VA
  2. IIA
  3. IA
  4. VIIA

Câu 23: Trong một chu kỳ, khi Z tăng thì

  1. Hoá trị cao nhất với oxi tăng từ 1→7.
  2. Hoá trị cao nhất với oxi tăng từ 1→8.                       
  3. Hóa trị với hiđro tăng từ 1→7.             
  4. Hóa trị với hiđrogiảm từ 7→1.

Câu 24: X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng nhóm A ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có tổng số proton trong hai hạt nhân là 32. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và Y. Xác định 2 nguyên tố X, Y.

  1. X là Mg và Y là Ca
  2. X là Ca và Y là Mg.
  3. X là Na và Y là K.
  4. X là K và Y là Na.

Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 6,645 gam hỗn hợp muối chloride của hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 18,655 gam kết tủa. Xác định 2 kim loại kiềm.

  1. Na và K
  2. H và Li
  3. Li và Na
  4. K và Rb

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay