Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 4: Phản ứng oxi hoá – khử; 5: Năng lượng hoá học; 6: Tốc độ phản ứng hoá học (P1)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 4: Phản ứng oxi hoá – khử; 5: Năng lượng hoá học; 6: Tốc độ phản ứng hoá học (P1). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4+5+6: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ + NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC + TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC

(PHẦN 2 - 25 CÂU)

Câu 1: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Phần trăm khối lượng của R trong oxide cao nhất là

  1. 60%.
  2. 32,18%.
  3. C. 74,19%.
  4. 25,81%.

Câu 2: Cho 2,7 gam một kim loại M tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 3,36 lít khí (ở đktc). Kim loại M là

  1. Al.
  2. Mg.
  3. Zn
  4. D.

Câu 3: Một hợp chất ion có công thức X2Y. Hai nguyên tố X,Y thuộc 2 chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm IA hoặc IIA, còn Y thuộc VIA hoặc VIIA. Biết tổng số electron trong X2Y bằng 46. XY là hợp chất nào sau đây

  1. Mg2O
  2. K2O
  3. Ca2O
  4. D. Na2O

Câu 4: Nhiệt độ sôi của từng chất methane, ethane, propane và butane là một trong bốn nhiệt độ sau: 0°C; - 164°C; - 42°C và - 88 °C. Nhiệt độ sôi - 88 °C là của chất nào sau đây

  1. Methane.
  2. Propane.
  3. Butane.
  4. Ethane.

Câu 5: Cho biết năng lượng liên kết N  N là 946 kJ mol-1. Hãy tính năng lượng cần thiết (theo eV) để phá vỡ liên kết trong một phân tử N2, cho biết 1 eV = 1,602 × 10-19 J.

  1. 9,80 eV.
  2. 6,17 eV.
  3. 7,14 eV.
  4. 1,92 eV.

Câu 6: Phân tử H2 được hình thành từ

  1. 2 nguyên tử H, trong đó mỗi nguyên tử H nhường đi 1 electron.
  2. 2 nguyên tử H bởi sự góp chung electron.
  3. 2 nguyên tử H, trong đó mỗi nguyên tử H nhận thêm 1 electron.
  4. 2 nguyên tử H, trong đó 1 nguyên tử H nhận thêm 1 electron và 1 nguyên tử H nhường đi 1 electron.

Câu 7: Khi các phần tử mang điện tích trái dấu hút nhau tạo thành liên kết hóa học, năng lượng của hệ sẽ

  1. tăng sau đó giảm đi.
  2. không thay đổi.
  3. tăng lên.
  4. giảm đi.

Câu 8: Lên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa

  1. các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau.
  2. các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau.
  3. các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tử nguyên tố phi kim.
  4. các nguyên tử khí hiếm với nhau.

Câu 9: Chất nào trong số các chất sau tồn tại ở thể lỏng trong điều kiện thường?

  1. CH3OH.           
  2. CF4.         
  3. SiH4.             
  4. CO2.

Câu 10: Theo quy tắc octet: Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử có xu hướng

  1. nhường electron để hình thành lớp vỏ bền vững.
  2. góp chung electron để hình thành lớp vỏ bền vững.
  3. hình thành lớp vỏ bền vững như của khí hiếm.
  4. nhận electron để hình thành lớp vỏ bền vững

Câu 11: Ở điều kiện thường, hợp chất ion thường tồn tại ở dạng

  1. rắn hoặc khí.
  2. tinh thể rắn.
  3. lỏng
  4. khí

Câu 12: Dựa vào hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tố, cho biết liên kết trong phân tử nào sau đây là phân cực nhất.

  1. HF.         
  2. HCI.           
  3. HBr.           
  4. HI.

Câu 13: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loại liên kết?

(a) Liên kết hydrogen yếu hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(b) Liên kết hydrogen mạnh hơn liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

(c) Tương tác van der Waals yếu hơn liên kết hydrogen.

(d) Tương tác van der Waals mạnh hơn liên kết hydrogen.

  1. (a), (b)
  2. (b), (c)
  3. (c), (d)
  4. (a), (c)

Câu 14: Cho nguyên tử các nguyên tố sau: Na (Z = 11); P (Z = 15); Ne (Z = 10). Trong các nguyên tử trên, nguyên tử có lớp electron ngoài cùng bền vững là

  1. Na
  2. P
  3. Ne.
  4. Ne và Na

Câu 15: Phương trình nào sau đây không đúng khi biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng?

  1. Cl + 1e → Cl-.
  2. Li → Li++ 1e.
  3. Al → Al3++ 3e.
  4. S → S2-+ 2e.

Câu 16: Khi tham gia hình thành liên kết trong các phân tử HF, F2; orbital tham gia xen phủ tạo liên kết của nguyên tử F thuộc về phân lớp nào, có hình dạng gì?

  1. Phân lớp 2s, hình cầu.       
  2. Phân lớp 2s, hình số tám nổi.
  3. Phân lớp 2p, hình số tám nổi.
  4. Phân lớp 2p, hình cánh hoa.

Câu 17: Thứ tự nào sau đây thể hiện độ mạnh giảm dần của các loại liên kết?

  1. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.
  2. Liên kết ion > liên kết cộng hoá trị > tương tác van der Waals > liên kết hydrogen.
  3. Liên kết cộng hoá trị > liên kết ion > liên kết hydrogen > tương tác van der Waals.
  4. Tương tác van der Waals > liên kết hydrogen > liên kết cộng hoá trị > liên kết ion.

Câu 18: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?

  1. Potassium (Z = 19).
  2. Boron (Z = 5).
  3. Magnesium (Z = 12).
  4. Flourine (Z = 9).

Câu 19: Giải thích sự hình thành liên kết giữa nguyên tử K và Cl nào sau đây là đúng?

  1. Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K+, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
  2. Nguyên tử K nhường 2 electron tạo thành cation K2+, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
  3. Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K+, nguyên tử Cl nhận 2 electron tạo thành anion Cl2-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
  4. Nguyên tử K nhận 1 electron tạo thành cation K+, nguyên tử Cl nhường 1 electron tạo thành anion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.

Câu 20: Số orbital của cả hai nguyên tử N tham gia xen phủ tạo liên kết trong phân tử N2 là

  1. 3.         
  2. 4.       
  3. 5.         
  4. 6.

Câu 21: Đâu không phải lí do giải thích vì sao trong quá trình chưng cất rượu, C2H5OH bay trước H2O mặc dù khối lượng phân tử C2H5OH lớn hơn nhiều khối lượng phân tử H2O.

  1. H2O có khối lượng phân tử thấp hơn so với C2H5OH nhưng các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi liên kết hydrogen.
  2. Nhiệt độ sôi của nước cao hơn C2H5OH.
  3. C2H5OH có điểm sôi thấp hơn nước.
  4. Năng lượng liên kết của H2O thấp hơn C2H5OH.

Câu 22: Nguyên tử C và H trong các hydrocarbon nào dưới đây thỏa mãn quy tắc octet? Biết rằng mỗi gạch (−) trong công thức biểu diễn 2 electron hóa trị chung.

  1. H – C ≡ C – H
  2. H2C = CH2
  3. H3C – CH3
  4. Cả A, B và C

Câu 23: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 11. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện của A là 12. Ion của A và B lần lượt là

  1. Br-, Na+
  2. Li+, Cl-
  3. Al3+, Cl-
  4. Cl-, Na+

Câu 24: Theo mô hình VSEPR, phân tử CS2 có dạng

  1. tứ diện đều
  2. Đường thẳng
  3. Tam giác phẳng
  4. tháp tam giác

Câu 25: Tương tác van der Waals tồn tại giữa những

  1. ion.
  2. hạt proton.
  3. hạt neutron.
  4. phân tử.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay