Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 7: nguyên tố nhóm VIIA (nhóm Halogen)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 7: nguyên tố nhóm VIIA (nhóm Halogen). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM VIIA (NHÓM HALOGEN)

(25 CÂU)

Câu 1: Hòa tan 12,4 gam hợp kim Zn, Fe, Al vào dung dịch HCl thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 15,95 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị V là

  1. 1,12 lít                      
  2. 3,36 lít                              
  3. 4,48 lít                          
  4. 2,24 lít

Câu 2: Dẫn 15,68 lít khí Chlorine (đktc) qua bình đựng Al và Mg (tỉ lệ mol 1:2) nung nóng, thấy phản ứng vừa đủ và thu được m gam muối. Phần trăm của Al trong hỗn hợp là

  1. 15,15%
  2. 84,9%
  3. 52,9%
  4. 47,1%

Câu 3: Cho 2,02 g hỗn hợp Mg và Zn  vào cốc (1) đựng 200ml dung dịch HCl. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được 4,86 g chất rắn. Cho 2,02 g hỗn hợp trên vào cốc (2) đựng 400ml dung dịch HCl như trên, sau phản ứng cô cạn dung dịch được 5,57 g chất rắn. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là

  1. 0,4M.
  2. 0,5M.
  3. 0,25M.
  4. 0,2M.

Câu 4: Cho 16,8 gam một kim loại M tác dụng với khí clo thấy tạo thành 48,75 gam muối clorua kim loại. Xác định tên kim loại M.  

  1. Na.                               
  2. Fe.                               
  3. Al.          
  4. Cu.

Câu 5: Hoà tan hoàn toàn 6,75 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 7,98 lít H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là

  1. 60%.            
  2. 40%.
  3. 30%.
  4. 80%.

Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,

  1. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
  2. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
  3. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
  4. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.

Câu 7: Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao vượt trội so với các hydrogen halide còn lại là do

  1. fluorine có nguyên tử khối nhỏ nhất.
  2. năng lượng liên kết H – F bền vững làm cho HF khó bay hơi.
  3. các nhóm phân tử HF được tạo thành do có liên kết hydrogen giữa các phân tử.
  4. fluorine là phi kim mạnh nhất.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm VIIA?

  1. Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.
  2. Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo thành hợp chất cộng hoá trị.
  3. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.
  4. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.

Câu 9: Những tính chất nào dưới đây thể hiện tính acid của hydrochloric acid?

  1. Phản ứng với phi kim.
  2. Làm quỳ tím hóa đỏ và tạo môi trường pH > 7.
  3. Phân li ra ion H+.
  4. Khi phản ứng với kim loại thì tạo ra muối và nước.

Câu 10: Sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa của các nguyên tử là

  1. I, Cl, Br, F.
  2. Cl, I, F, Br.
  3. I, Br, Cl, F.
  4. I, Cl, F, Br.

Câu 11: Tên gọi của NaClO là

  1. Sodium chloride
  2. Sodium hypochlorite
  3. Nước Giaven
  4. Sodium chloroxide

Câu 12: Nhóm chất nào sau đây chứa các chất tác dụng được với F2?

  1. H2, Na, O2.
  2. Fe, Au, H2O.
  3. N2, Mg, Al.
  4. Cu, S, N2.

Câu 13: Những phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Hydrofluoric acid vẫn gây nguy hiểm dù nó là một acid yếu.
  2. Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.
  3. Fluorine có số oxi hoá bằng -1 trong các hợp chất.
  4. Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen halide là do liên kết H – F bền nhất trong các liên kết H – X.

Câu 14: Iodine là chất rắn, ít tan trong nước, nhưng lại tan khá dễ dàng trong dung dịch potassium iodide là do phản ứng sau:

I2 (s) + KI (aq) → KI3 (aq)

Vai trò của KI trong phản ứng trên là gì?

  1. Chất oxi hóa.       
  2. Chất khử.
  3. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
  4. Không phải là chất oxi hóa cũng không phải là chất khử

Câu 15: Vật dụng bằng kim loại đồng dễ bị phủ bởi lớp copper(II) oxide. Có thể sử dụng một số dung dịch thường có sẵn trong gia đình để tẩy rửa copper(II) oxide. Đó có thể là dung dịch nào?

  1. Nước mắm
  2. Nước chanh
  3. Nước đường
  4. Nước rửa bát

Câu 16: Calcium và flurine kết hợp thành phân tử calcium fluride, CaF2 Trong đó, nguyên tử nào đã nhường và nhường bao nhiêu electron?

  1. Nguyên tử nhường electron là: F và nhường 1 electron.
  2. Nguyên tử nhường electron là: F và nhường 2 electron.
  3. Nguyên tử nhường electron là: Ca và nhường 1 electron.
  4. Nguyên tử nhường electron là: Ca và nhường 2 electron.

Câu 17: Dung dịch hydrobromic acid không màu, để lâu trong không khí thì chuyển sang màu vàng nâu do phản ứng với oxygen trong không khí.

Từ hiện tượng được mô tả trên, hãy dự đoán sản phẩm của quá trình dung dịch hydrobromic acid bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí.

  1. Br2và nước
  2. HBr
  3. HBr và nước
  4. HBrO

Câu 18: Để bảo đảm vệ sinh, nước ở các hồ bơi thường xuyên được xử lý bằng hoá chất. Hãy tìm hiểu và cho biết hoá chất nào thường được sử dụng để xử lí vi khuẩn có trong nước hồ bơi?

  1. Nước Javel
  2. Nước muối
  3. Dung dịch HCl
  4. Dung dịch NaOH

Câu 19: Hoàn thành phương trình hóa học của mỗi phản ứng sau:

HI(g) + ? → I2(g) + H2S(g) + H2O(l).

Chất thích hợp điền vào (?) là

  1. H2SO3
  2. S
  3. H2SO4
  4. SO2

Câu 20: Xét các phản ứng:

Br2(g) + H2(g) → 2HBr(g)   (*)

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của mỗi phản ứng (*).

  1. -99 kJ.
  2. -87 kJ.
  3. -79 kJ.
  4. -60 kJ.

Câu 21: Cho 23,5 g hỗn hợp 2 kim loại đứng trước H tác dụng vừa đủ với dd HCl thu được 12,32 lít H2 (đktc) và dd Y. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là

  1. 55,62 g
  2. 52,65 g
  3. 56,25 g
  4. 62,55 g

Câu 22: Hai kim loại A, B đều có hóa trị II. Hòa tan hết 0,89 gam hỗn hợp hai kim loại này  trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 448 ml khí H2 (đktc). Hai kim loại A, B là

  1. Mg, Ca.
  2. Zn, Fe.
  3. Ba, Fe.
  4. Mg, Zn.

Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 0,896 lit H2 (đktc). Cô cạn dung dịch ta được m (g) muối khan. Giá trị của m là

  1. 4,29 g         
  2. 2,87 g
  3. 3,19 g
  4. 3,87 g

Câu 24: Dẫn 6,72 lít khí Cl2 (đktc) vào dd chứa 60 g NaI. Khối lượng muối tạo thành là

  1. 50,8 g.
  2. 5,08 g.
  3. 23,42 g.
  4. 20,40 g.

Câu 25: Có 4 bình mất nhãn đựng các dd: HCl, HNO3, KCl, KNO3. Để phân biệt các dd trên, ta lần lượt dùng các chất

  1. dùng quỳ tím, dd AgNO3
  2. dùng phenolphthalein, dd AgNO3
  3. dd AgNO3, dd BaCl2
  4. Tất cả a, b, c sai

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoá học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay