Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối Ôn tập Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

(PHẦN 3 - 25 CÂU)

Câu 1: C và D là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau ở một chu kì trong bảng tuần hoàn. Tổng số khối của chúng là 47. Số neutron của D bằng với số neutron của C. Trong nguyên tử D, số electron bằng với số nơtron. Vị trí của C, D là

  1. Chu kì 3, nhóm IA và IIA.
  2. Chu kì 3, nhóm IIA và IIIA.
  3. Chu kì 2, nhóm IVA và VA.
  4. Chu kì 3, nhóm IIB và IIIB.

Câu 2: Nguyên tử nguyên tố X, các ion  và  đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là . Số thứ tự của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là

  1. 18, 19 và 16.
  2. 10, 11 và 8.
  3. 11, 10 và 8.
  4. 8, 10 và 11.

Câu 3: Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxide cao nhất là YO3. Nguyên tố Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 32,99% về khối lượng. Kim loại M là

  1. Mg.
  2. Fe.
  3. Cu.
  4. Zn.

Câu 4: Kim loại M thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, là một thành phần dinh dưỡng quan trọng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương, răng. Thừa M có thể dẫn đến sỏi thận. Cho 1,2g M tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 0,7437 l khí (đo ở  và 1 bar). Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là

  1. Ô số 38, chu kì 5, nhóm IIA.
  2. Ô số 4, chu kì 2, nhóm IIA.
  3. Ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA.
  4. Ô số 20, chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 5: Nguyên tố M có 7 electron hoá trị, biết M là thuộc chu kì 4. M là

  1. Co.
  2. Br và Mn.
  3. Br.
  4. Mn.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng

  1. Bảng tuần hoàn hiện nay có 7 chu kì và 9 hàng ngang.
  2. Số thứ tự của chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.
  3. Các chu kì đều có số lượng nguyên tố bằng nhau.
  4. Chu kì 2 và 3 đều gồm 10 nguyên tố.

Câu 7: Trong một nhóm A, độ âm điện

  1. Tăng từ trên xuống dưới.
  2. Giảm từ trên xuống dưới.
  3. Biến đổi ngẫu nhiên.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 8: Dãy nào sau đây sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính base

  1. Si(OH)4; NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3.
  2. NaOH; Mg(OH)2; Al(OH)3; Si(OH)4.
  3. NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4; Al(OH)3.
  4. Al(OH)3; NaOH; Mg(OH)2; Si(OH)4.

Câu 9: Nội dung của định luật tuần hoàn là

  1. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của số khối.
  2. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
  3. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
  4. Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của số khối.

Câu 10: Ô nguyên tố không cho biết

  1. Tên nguyên tố.
  2. Số hiệu nguyên tử.   
  3. Số khối của hạt nhân.
  4. Kí hiệu nguyên tố.

Câu 11: Đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử một nguyên tố hóa học khi tạo thành liên kết hóa học là khái niệm của

  1. Hóa trị.
  2. Lực tương tác nguyên tử.
  3. Độ âm điện.
  4. Electron hóa trị.      

Câu 12: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

  1. Tính acid giảm dần.
  2. Tính base của oxide và tính acid tăng dần.
  3. Tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần.
  4. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 13: Canion  có cấu hình electron . Nguyên tố X có tính chất nào sau đây

  1. Phi kim.
  2. Kim loại.
  3. Lưỡng tính.
  4. Trơ của khí hiếm.

Câu 14: Trong bảng tuần hoàn, mỗi nguyên tố được xếp vào một ô, gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự của ô là

  1. Số neutron trong hạt nhân nguyên tử.
  2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
  3. Số khối của nguyên tố đó.
  4. Số electron hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó.

Câu 15: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là

  1. .
  2. .
  3. .
  4. .

Câu 16: Ba nguyên tố với số hiệu nguyên tử Z = 4, Z = 12, Z = 20 có hydroxide tương ứng là X, Y, T. Chiều tăng dần tính base của các hydroxide này là

  1. Y, X, T.
  2. T, X, Y.
  3. T, Y, X.
  4. X, Y, T.

Câu 17: Cation  có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là . Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R là

  1. RO3, H2RO4.
  2. RO, R(OH)2.
  3. R2O, ROH.
  4. RO2, H2RO3.

Câu 18: Nguyên tố X có Z = 26. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Ô 26, chu kì 4, nhóm IB.
  2. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
  3. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIB.
  4. Ô 26, chu kì 4, nhóm IIIA.

Câu 19: Cho X (2,2); Q (2,8,8,2); Z (2,7); A (2,8,8,7); D (2). Phi kim mạnh nhất là

  1. Z
  2. Q.
  3. A.
  4. X.

Câu 20: Nguyên tố X có cấu hình electron [Ne] . Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của X và hydride (hợp chất của X với hydrogen) tương ứng là

  1. HX và X2O7.
  2. XH4và XO2.
  3. H2X và XO3.
  4. H3X và X2O.

Câu 21: Cho X (2,2); Q (2,8,8,2); Z (2,7); A (2,8,8,7); D (2). Kim loại mạnh nhất là

  1. X.
  2. Q.
  3. D.
  4. A.

Câu 22: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là

  1. Mn, chu kì 4, nhóm VIIB.
  2. Al, chu kì 3, nhóm IIA.
  3. K, chu kì 4, nhóm IA.
  4. Na, chu kì 3, nhóm IA.

Câu 23: Một nguyên tử A có tổng số các hạt là 108. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24 hạt. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của A là

  1. A2O5.
  2. A2O3.
  3. A2O.
  4. AO2.

Câu 24: Nguyên tử của nguyên tố R có phân lớp electron ngoài cùng là  (n là số thứ tự của lớp electron). Số phát biểu đúng là

(1) Tổng số hạt mang điện của nguyên tử R là 18.

(2) Trong các hợp chất, R chỉ có số oxi hóa -1.

(3) Oxide tạo ra từ R có hóa trị cao nhất là R2O7.

(4) NaR tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa.

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 25: Nguyên tố R có oxide cao nhất là RO2. Trong hợp chất khí với hydrogen chứa 75% khối lượng R. Vị trí của R trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là

  1. Ô 14
  2. Ô 7
  3. Ô 6.
  4. Ô 16.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay