Giáo án gộp Hoá học 10 kết nối tri thức kì II
Giáo án học kì 2 sách Hoá học 10 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 2 của Hoá học 10 KNTT. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoá học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác vander waals (3 tiết)
GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG OXI HOÁ – KHỬ
Bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử
GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC
Bài 17: Enthalpy tạo thành và sự biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học
............................................
............................................
............................................
BÀI MẪU
BÀI 21: NHÓM HALOGEN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nêu được nhóm Halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong bảng HTTH.
- Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen.
- Giải thích được sự biến đổi nhiệt độ sôi nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất Halogen đựa vào tương tác Vander Waals.
- Giải thích được xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen.
- Trình bày được xu hướng các halogen nhận thêm 1 e từ kim loại hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu hình elctron.
- Thực hiện được( hoặc quan sát video) một số thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của các đơn chất halogen và so sánh tính oxihoa của các halogen trong nhóm VIIA.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK, quan sát hình ảnh về các nguyên tố trong nhóm halogen, chứng minh tính oxi hóa mạnh của các đơn chất halogen và so sánh tính oxihoa của các halogen trong nhóm VIIA.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm tìm hiểu về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và hóa học của các nguyên tố halogen.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Làm việc nhóm tìm hiểu về trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và hóa học của các nguyên tố halogen.
2.2 Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức hóa học: Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Trình bày được: Sự biến đổi nhiệt độ sôi nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất Halogen đựa vào tương tác Vander Waal
- Mô tả được trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen
- Xu hướng các halogen có tính oxi hóa mạnh và so sánh tính oxihoa của các halogen trong nhóm VIIA
- Viết được phương trình phản ứng hóa học thể hiện tính chất hóa học của các nguyên tố halogen cũng như hợp chất. ứng dụng của các nguyên tố cũng như hợp chất của halofen trđời sống và sản xuất.
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: được thực hiện thông qua các hoạt động: Thảo luận, quan sát thí nghiệm tìm ra tính chất của các nguyên tố halogen. So sánh tính chất của halogenđiều chế khí chlorin trong phòng thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Nêu được ứng dụng của các đơn chất trong đời sống, giải thích được nguyên nhân để vận dụng những ứng dụng đó vào thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Phiếu bài tập số 1,2…
- Video, hoặc tranh ảnh, hình ảnh về các nguyên tô nhóm trong nhóm Halogen tùy thuộc vào đối tượng học sinh các lớp.
- Làm các slide trình chiếu, video về màu sắc, trạng thái của các halogen,giáo án.
- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).
- Các câu hỏi nhanh liên quan đến bài học.
- 4 phù hiệu (F, Cl, Br, I).
- Dụng cụ, hóa chất (ddAgNO3, NaF, NaCl, NaBr, NaI)…
2. Đối với HS: SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
I. Mở đầu.
a) Mục tiêu: Huy động các kiến thức đã được học của HS về Bảng tuần hoàn, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
b) Nội dung: Tìm hiểu các thông tin cơ bản của các nguyên tố halogen thông qua trò chơi “ AI NHANH HƠN ”?.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho câu hỏi trong trò chơi.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Trò chơi “AI NHANH HƠN” .
GV đưa ra lần lượt các câu hỏi và chỉ định HS trả lời
Câu 1: Nguyên tố trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là hôi thối là nguyên tố nào?
Câu 2: Kí hiệu hóa học của nguyên tố Fluorine là gì?
Câu 3: Nguyên tố halogen nào có ở tuyến giáp (ở dạng hợp chất hữu cơ)?
Câu 4: Trong cơ thể người, nguyên tố halogen nào có trong máu và dịch vị dạ dày (ở dạng ion Cl-)?
Câu 5: Nhóm VIIA trong Bảng tuần hoàn có hai nguyên tố là nguyên tố phóng xạ. Em cho biết tên và kí hiệu hóa học của chúng?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát và chú ý lắng yêu cầu và đưa ra đáp án.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + GV tổ chức cho HS học tập theo kĩ thuật Think - Pair - Share, thực hiện các hoạt động sau và hoàn thành phiếu học tập số 1:
- Think (Suy nghĩ cá nhân - 4 phút): HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, trả lời các câu hỏi phiếu học tập số 2. - Pair (Trao đổi cặp đôi - 3 phút): Hai HS ngồi cạnh nhau chia sẻ suy nghĩ của mình theo câu hỏi ở hoạt động trên với nhau. - Share (chia sẻ ý kiến với cả lớp - 3 phút): GV mời một số cặp HS đại diện ở mỗi nhóm chia sẻ câu trả lời với cả lớp. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe giảng. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi và trình bày vào bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án chính xác. - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát, kết luận lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Trạng thái tự nhiên
Trong thực tiễn: các nguyên tố halogen chủ yếu tồn tại dạng hợp chất phần lớn ở dạng muối halide phổ biến như calcium fluoride và có mặt trong muối ăn, kem đánh răng, nước tẩy rửa, nước sát trùng, đèn halogen ( đèn sáng, đèn oto, xe máy..) bếp hồng ngoại…, rong biển chứa nhiều nguyên tố iodine. Trong cơ thể người: chlorine có trong máu, dịch dạ dày ( dạng ion Cl- ) tuyến giáp (nguyên tố iodine)
|
- Các HS phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
Đáp án:
Câu hỏi 1: Nguyên tố Bromine
Câu hỏi 2: F
Câu hỏi 3: Nguyên tố Iodine
Câu hỏi 4: Nguyên tố Chlorine
Câu hỏi 5: Nguyên tố astatine (At) và tennessine ( Ts).
- Dẫn dắt vào bài mới: Bài 21: Nhóm halogen
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên
a) Mục tiêu: HS tìm kiếm các thông tin hình ảnh để biết về trạng thái tồn tại của các Halogen.Phát triển năng lực giao tiếp và tìm kiếm thông tin.
b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và hình thành nên kiến thức.
c) Sản phẩm: Trạng thái tự nhiên của các halogen, đáp án phiếu học tập số 1
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo nguyên tử , phân tử
Mục tiêu:
- Giúp học sinh biết về đặc điểm cấu tạo nguyên tử, sự hình thành liên kết trong phân tử. Giải thích được tại sao nguyên tử halogen nhận thêm 1 e từ kim loại hoặc dùng chung electron (với phi kim) để tạo hợp chất ion hoặc hợp chất cộng hóa trị dựa theo cấu hình elctron.
- Giúp học sinh nêu và giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện của các nguyên tử halogen, từ đó dự đoán xu hướng biến đổi số oxi hóa từ F đến I.
b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và hình thành nên kiến thức.
c) Sản phẩm: Cấu tạo nguyên tử, phân tử của các halogen và đáp án phiếu học tập số 2, 3
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: -GV chiếu bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu nhóm 1+2 hoàn thành phiếu học tập số 2, nhóm 3+4 hoàn thành phiếu học tập số 3
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe giảng. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi và trình bày vào bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án chính xác. - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát, kết luận lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | II. Cấu tạo nguyên tử , phân tử. Đáp án phiếu học tập số 2:
a, - Nguyên tử halogen có 7 electron ở lớp ngoài cùng, dễ nhận thêm 1 electron để đạt được cấu hình electron bền cùng khí hiếm gần nhất. + Khi nguyên tử halogen liên kết với kim loại => Khi đó kim loại sẽ nhường electron và nguyên tử halogen sẽ nhận 1 electron để trở thành ion mang điện tích âm + Khi nguyên tử halogen liên kết với phi kim => 2 phi kim kết hợp với nhau tạo thành phân tử, chúng sẽ góp electron để tạo thành các cặp electron dùng chung => Halogen sẽ góp chung 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững b, - Bán kính nguyên tử: Đi từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng => Lực hút giữa hạt nhân và lớp electron ngoài cùng giảm dần => Bán kính tăng dần - Độ âm điện: Đi từ trên xuống dưới, số lớp electron tăng => Lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm nên độ âm điện giảm - Từ F đến I, độ âm điện giảm dần => Khả năng hút (nhận) electron giảm dần => Tính oxi hóa giảm dần c, - Nguyên tử fluorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng, không có phân lớp d trống và có độ âm điện lớn nhất. => Khi tham gia liên kết hóa học, fluorine chỉ nhận 1 electron từ các nguyên tử khác => Fluorine chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất Đáp án phiếu học tập số 3: a, Khi 2 nguyên tử halogen liên kết với nhau, mỗi nguyên tử sẽ góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung b, Trong phân tử halogen, liên kết hình thành giữa 2 nguyên tử giống nhau => Hiệu độ âm điện = 0, cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào => Liên kết cộng hóa trị không phân cực c, - Độ dài liên kết là khoảng cách giữa 2 hạt nhân của 2 nguyên tử - Đi từ F đến I, bán kính nguyên tử tăng dần => Khoảng cách giữa 2 hạt nhân tăng dần => Độ dài liên kết trong dãy các phân tử halogen tăng dần d, Số oxi hóa đặc trưng của các nguyên tố halogen trong hợp chất là -1 Khi liên kết với các nguyên tố có độ âm điện lớn các halogen có các số oxi hóa dương: +1,+3, +5, +7 ( trừ Fluorine có độ âm điện lớn nhất nên luôn có số oxi hóa -1 trong mọi hợp chất) |
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất vật lí của các halogen
a, Mục tiêu:
- Biết được trạng thái, màu sắc của từng nguyên tố halogen.
-Nêu được sự biến đổi tính chất vật lý của các đơn chất halogen: Trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
b) Nội dung: HS làm việc nhóm, trả lời các câu hỏi và hình thành nên kiến thức.
c) Sản phẩm: Sự biến đổi tính chất vật lý của các halogen.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Hs tìm hình ảnh về màu sắc các đơn chất halogen. Đưa ra chiều hướng biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi trên biểu đồ hình cột, HS thực hiện yêu cầu: Từ bảng 21.2 và kiến thức cá nhân hãy nhận xét:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe giảng. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi và trình bày vào bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án chính xác. - GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc. - GV tổng quát, kết luận lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | III. Tính chất vật lí Sự biến đổi tính chất vật lý: -Trạng thái: từ khí ® lỏng® rắn -Màu sắc: đậm dần -Nhiệt độ nóng chảy: tăng dần -Nhiệt độ sôi: tăng dần -Bán kính nguyên tử: tăng dần. -Độ âm điện: Giảm dần. - Khả năng tan: tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. - Bromine gây bỏng sâu khi tiếp xúc với da. Hít thở halogen với nồng độ vượt ngưỡng cho phép sẽ làm tổn thương niêm mạc tế bào hô hấp, phế quản.
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất hóa học
a, Mục tiêu:
- HS trình bày được tính chất hóa học của halogen : Tính oxi hóa mạnh, giảm dần từ F2 đến I2.
- HS viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của halogen, xác định được vai trò của halogen trong phản ứng.
- HS giải thích được xu hướng phản ứng của halogen với hydrogen.
- HS thực hiện thí nghiệm, quan sát được video thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa mạnh của halogen, so sánh tính chất của đơn chất halogen.
b) Nội dung: HS làm việc nhóm, quan sát video trả lời các câu hỏi và hình thành nên kiến thức.
c) Sản phẩm: Tính chất hóa học của các halogen
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, quan sát video thí nghiệm, hoàn thành bảng sau:
https://www.youtube.com/watch?v=JMoqFRxxXIU https://www.youtube.com/watch?v=ZXrP6qHvSuU https://www.youtube.com/watch?v=RjEuetFdMvI https://www.youtube.com/watch?v=RjEuetFdMvI https://www.youtube.com/watch?v=V8ua_PKovKI Từ thông tin trong bảng hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định vai trò của Cl2 trong các phản ứng hóa học trên. Kết luận về vai trò của Cl2 trong các phản ứng hóa học. 2. Ở thí nghiệm 3 và 4, hãy chọn ra một thuốc thử để chứng tỏ có sự tạo thành I2? 3. Thông qua phản ứng ở các thí nghiệm 3 và 4 hãy so sánh tính oxi hóa của Cl2, Br2, I2. Ngoài ra, mức độ phản ứng của các halogen với hydrogen cũng phù hợp với xu hướng biến đổi tính oxi hóa của các halogen. Viết các PTHH minh họa, ghi rõ điều kiện của phản ứng. 4. Giải thích xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen theo khả năng hoạt động của các halogen. 5. Dựa vào số liệu năng lượng liên kết H-X, giải thích xu hướng phản ứng giảm dần từ F2 đến I2. 6. Chlorine tác dụng với dung dịch kiềm ở điều kiện thường, tạo thành nước Javel (được dùng để làm chất tẩy rửa, khử trùng) còn khi đun nóng tạo thành muối chlorate. Viết PTHH và xác định vai trò của chlorine trong phản ứng đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe giảng. - HS thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi và trình bày vào bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đưa ra đáp án chính xác. - GV nhận xét kết quả, thái độ làm việc. - GV tổng quát, kết luận lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | IV. Tính chất hóa học
Trả lời câu hỏi:
=> Cl2 có tính oxi hóa mạnh 2. Hồ tinh bột. 3. - Tính oxi hóa giảm dần từ Cl2 đến I2 - PTHH: H2 + F2 (xảy ra ngay trong bóng tối) → 2HF H2 + Cl2 (khi chiếu ánh sáng phản ứng vẫn xảy ra) H2 + Br2 H2 +I2 (300oC, Pt) 4. - Xu hướng phản ứng của các đơn chất halogen với hydrogen giảm dần từ F2 đến I2 (giải thích dựa vào hiệu giữa năng lượng liên kết của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng). 5. Năng lượng liên kết H-X giảm dần từ F đến I nên xu hướng phản ứng giảm dần tử F2 đến I2. 6. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O 3Cl2 + 6KOH Vai trò: Cl2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. |
Hoạt động 5: Tìm hiểu điều chế chlorine
a, Mục tiêu:
HS trình bày được phương pháp điều chế chlorine trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
HS viết được PTHH minh họa phản ứng hóa học điều chế Cl2.
b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi và hình thành nên kiến thức.
c) Sản phẩm: Phương pháp điều chế chlorine trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm
d) Tổ chức thực hiện:
............................................
............................................
............................................
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ....
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Hoá học 10 kết nối tri thức theo công văn mới nhất