Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối Ôn tập Chương 7: Nguyên tố nhóm halogen

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 7: Nguyên tố nhóm halogen. Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 7: NGUYÊN TỐ NHÓM HALOGEN

(25 CÂU)

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 6,54 gam hỗn hợp muối chloride của hai kim loại kiềm thổ thuộc hai chu kì kế tiếp nhau vào nước được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 (dư), thu được 12,915 gam kết tủa. Hai kim loại kiềm trên là:

  1. Na và K                        
  2. Rb và Cs                          
  3. Li và Na                           
  4. K và Rb

Câu 2: Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dd HCl dư thu được 1,12 lít H2 (đktc). Phần 2 bị oxi hoá thu được 3,41 g hỗn hợp oxit. Giá trị m là :

  1. 2,4 g
  2. 1,8 g
  3. 3,12 g
  4. Kết quả khác

Câu 3: Hòa tan toàn 20,055 gam hỗn hợp X gồm hai muối NaCl và NaBr vào nước thu được dung hoàn dịch X. Cho khí clo lội từ từ cho đến dư qua dung dịch X thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y cho tới khi thu được 18,72 gam muối khan Z. Khối lượng của NaCl trong hỗn hợp X là (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) 

  1. 11,7.                                 
  2. 16,965.                                 
  3. 15,77.                                 
  4. 12,3. 

Câu 4: Để khử hoàn toàn hỗn hợp ZnO, FeO thành kim loại cần 3,36 lít H2( dktc). Nếu đem hỗn hợp 2 kim loại Fe, Zn thu được hoà tan vào dd HCl dư thì thu được thể tích khí H2 ( đktc) là :

  1. 4,48 lít
  2. 1,12 lít
  3. 3,36 lít
  4. 2,24 lít

Câu 5: Cho 21,7 gam hỗn hợp bột kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,72 lít khí H2 và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:

  1. 6,4.                                   
  2. 8,5.                                   
  3. 2,2.                                   
  4. 2,0.

Câu 6: Tính chất hoá học đặc trưng của các đơn chất halogen là

  1. tính khử.           
  2. tính base.
  3. tính acid.           
  4. tính oxi hoá.

Câu 7: Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết biến đổi như thế nào?

  1. Tăng dần.           
  2. Giảm dần 
  3. Không đổi.           
  4. Tuần hoàn

Câu 8: Ở điều kiện thưởng, halogen tồn tại ở thể rắn, có màu đen tím là

  1. F2.         
  2. Br2.         
  3. I2.         
  4. Cl2.

Câu 9: Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?

  1. HCl.       
  2. NaBr.         
  3. NaCl.       
  4. HF.

Câu 10: Các nguyên tố halogen thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

  1. VIIIA.           
  2. VIA           
  3. VIIA.           
  4. IIA. 

Câu 11: Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thu được các sản phẩm

  1. FeCl3và H2.         
  2. FeCl2và Cl2.
  3. FeCl3và Cl2.         
  4. FeCl2và H2.

Câu 12: Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây?

  1. Tuyến thượng thận.           
  2. Tuyến tuy.
  3. Tuyến yên.                         
  4. Tuyến giáp trạng.

Câu 13: KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?

  1. AgNO3.               
  2. H2SO4đặc.
  3. HCl.                     
  4. H2SO4loãng

Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là  những chất oxi hóa.
  2. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
  3. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ fluorine đến iodine
  4. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.

Câu 15: Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

  1. Tương tác van der Waals tăng dần.  
  2. Phân tử khối tăng dần.                       
  3. Độ bền liên kết giảm dần.
  4. Độ phân cực liên kết giảm dần.

Câu 16: Đổ dd chứa 1 g HBr vào dd chứa 1 g NaOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu

  1. A. đỏ.
  2. B.  xanh.
  3. C. Không màu.
  4. D. tím.

Câu 17: Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?

  1. NaHCO3.   
  2. CaCO3.   
  3. NaOH     
  4. MnO2.

Câu 18: Dùng bình thủy tinh có thể chứa được tất cả các dung dịch acid trong dãy nào dưới đây?

  1. HCl, H2SO4, HF, HNO3.
  2. HCl, H2SO4, HF.
  3. H2SO4, HF, HNO3.
  4. HCl, H2SO4, HNO3.

Câu 19: Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?

  1. Phenolphthalein.             
  2. Hồ tinh bột.
  3. Quỳ tím.                           
  4. Nước brom.

Câu 20: Trộn 500g dd HCl 3% vào 300g dd HCl 10% thu được dd HCl có nồng độ C% là

  1. 2,556%
  2. 5,265%
  3. 6,255%
  4. 5,625%

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

(a) Muối iodized dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iodine.

(b) Chloramine – B được dùng phun khử khuẩn phòng dịch Covid – 19.

(c) Nước Javel được dùng để tẩy màu và sát trùng.

(d) Muối ăn là nguyên liệu sản xuất xút, chlorine, nước Javel.

Số phát biểu đúng là

  1. 1.         
  2. 2.             
  3. 3.               
  4. 4. 

Câu 22: Cho dung dịch AgNO3 dư vào 100ml dung dịch chứa hỗn hợp NaF 1M và NaBr 0,5M. Lượng kết tủa thu được là

  1. 22,1g.
  2. 10g.
  3. 9,4g
  4. 8,2g.

Câu 23: Cho từ từ đến hết 10 g dung dịch X gồm NaF 0,84% và NaCl 1,17%, vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m g kết tủa. Tính giá trị của m là

  1. 0,343 g.         
  2. 0,162 g.     
  3. 0,287 g.       
  4. 0,324 g. 

Câu 24: Hai kim loại A, B đều có hóa trị II. Hòa tan hết 0,89 gam hỗn hợp hai kim loại này  trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 448 ml khí H2 (đktc). Hai kim loại A, B là

  1. Mg, Ca.
  2. Zn, Fe.
  3. Ba, Fe.
  4. Mg, Zn.

Câu 25: Cho X, Y là hai nguyên tố halogen có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp (ZX < ZY). Hòa tan hoàn toàn 11 gam hỗn hợp NaX và NaY vào nước thu được dung dịch A. Cho từ từ A vào cốc đựng dung dịch AgNO3 dư, thu được 23,75 gam kết tủa. Biết cả NaX và NaY đều tạo kết tủa với AgNO3. Kí hiệu của hai nguyên tố X và Y lần lượt là

  1. F và Cl.
  2. Cl và Br.
  3. Br và I.
  4. Cl và I.

 

=> Giáo án hóa học 10 kết nối bài 23: Ôn tập chương 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm Hóa học 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay