Phiếu trắc nghiệm hóa học 11 cánh diều bài 15: Dẫn xuất halogen

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Dẫn xuất halogen. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hóa học 11 cánh diều

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Đồng phân dẫn xuất halogen của hydrocarbon no gồm

  1. A. Đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân hình học
  2. B. Đồng phân mạch carbon và đồng phân vị trí nhóm chức
  3. C. Đồng phân hình học và đồng phân cấu tạo
  4. D. Đồng phân nhóm chức và đồng phân cấu tạo

Câu 2: Hợp chất nào dưới đây được dùng để tổng hợp PVC

  1. A. CH2=CHCH2Cl
  2. B. CH2=CHBr
  3. C. C6H5Cl
  4. D. CH2=CHCl

Câu 3: Chất nào dưới đây là dẫn xuất halogen của hydrocarbon

  1. Cl – CH2– COOH
  2. C6H5– CH2– Cl
  3. CH3– CH2– Mg – Br
  4. CH3– CO – Cl

Câu 4: Nhỏ từ từ từng giọt bromine vào ống nghiệm chứa dung dịch phenol hiện tượng quan sát được là

  1. Nước bromine bị mất màu
  2. Xuất hiện kết tủa trắng
  3. Xuất hiện kết tủa trắng sau tan dần
  4. Xuất hiện kết tủa trắng và nước bromine bị mất màu

Câu 5: Chất không phải dẫn xuất halogen của hydrocarbon là

  1. CH2= CH–CH2Br
  2. ClBrCH–CF3
  3. Cl2CH–CF2–O–CH3
  4. C6H6Cl6

Câu 6: Dẫn xuất halogen được tạo thành khi

  1. Khi thay thế nguyên tử hydrogen trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen
  2. Khi thay thế nguyên tử carbon trong phân tử hydrocarbon bằng nguyên tử halogen
  3. Khi thay thế nguyên tử sulfur trong phân tử dẫn xuất hydrocarbon bằng nguyên tử halogen
  4. Khi thay thế nguyên tử oxygen trong phân tử dẫn xuất hydrocarbon bằng nguyên tử halogen

Câu 7: Liên kết C-X trong phân tử dẫn xuất halogen

  1. Phân cực về phía nguyên tử halogen
  2. Phân cực về phía nguyên tử carbon
  3. Phân cực về phía nguyên tử hydrogen
  4. Không phân cực

Câu 8: Cho các phát biểu sau về dẫn xuất halogen, phát biểu không đúng là

  1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao hơn các hydrocarbon có phân tử khối tương đương
  2. Hầu như không tan trong nước
  3. Chất có phân tử khối nhỏ ở trạng thái khí
  4. Không tan trong dung môi hữu cơ

Câu 9: Phản ứng đặc trưng của dẫn xuất halogen là

  1. Phản ứng cộng hydrogen
  2. Phản ứng thế nguyên tử halogen
  3. Phản ứng cracking
  4. Phản ứng reforming

Câu 10: Khi các dẫn xuất halogen tham gia phản ứng với dung dịch kiềm

  1. Nguyên tử carbon bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành alcohol
  2. Nguyên tử carbon bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành nước
  3. Nguyên tử halogen bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành alcohol
  4. Nguyên tử halogen bị thay thế bởi nhóm OH- tạo thành nước

Câu 11: Quy tắc tách Zaitsev được phát biểu như sau

  1. Trong phản ứng tách hydrogen halide, nguyên tử carbon bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn
  2. Trong phản ứng tách hydrogen halide, nguyên tử oxygen bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn
  3. Trong phản ứng tách hydrogen halide, nguyên tử nitrogen bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn
  4. Trong phản ứng tách hydrogen halide, nguyên tử halogen bị tách ưu tiên cùng với nguyên tử hydrogen ở carbon bên cạnh có bậc cao hơn

Câu 12: Ứng dụng của dẫn xuất halogen là

  1. Sản xuất vật liệu polymer
  2. Kích thích hoa quả nhanh chín
  3. Sản xuất sulfuric acid
  4. Làm nhiên liệu

Câu 13: Công thức tổng quát của dẫn xuất halogen là

  1. RCln
  2. RXn
  3. RCn
  4. RHn

Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của dẫn xuất halogen

  1. Tác nhân làm lạnh
  2. Sản xuất dược phẩm
  3. Sản xuất thuốc kích thích hoa quả chín
  4. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Câu 15: Ngoài phản ứng thế nguyên tử halogen, các dẫn xuất halogen còn tham gia phản ứng

  1. Cộng
  2. Thế hydrogen
  3. Trùng hợp
  4. Tách HX

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Dẫn xuất halogen không có đồng phân hình học là

  1. CHCl=CHCl
  2. CH2=CH-CH2F
  3. CH3CH=CBrCH3
  4. CH3CH2CH=CHCHClCH3

Câu 2: Theo quy tắc Zaitsev, sản phẩm chính của phản ứng tách HCl ra khỏi phân tử 2-chlorobutane là

  1. A. But-2-ene
  2. B. But-1-ene 
  3. C. But-1,3-diene
  4. D. But-1-yne

Câu 3: Khi cho but-1-ene tác dụng với dung dịch HBr, theo quy tắc Markovnikov thì sản phẩm chính thu được là

  1. CH3-CH2-CHBr-CH2Br
  2. CH3-CH2-CHBr-CH3
  3. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br
  4. CH3-CH2-CH2-CH2Br

Câu 4: Khi đun nóng ethylchloride trong dung dịch chứa KOH và C2H5OH, thu được

  1. Ethanol
  2. Ethylene
  3. Acetylene
  4. Ethane

Câu 5: Số công thức cấu tạo có thể có ứng với các công thức phân tử C4H9Cl là

  1. 5
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 6: Khi đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH trong C2H5OH thấy thoát ra một chất khí không màu. Dẫn khí này đi qua ống nghiệm đựng nước bromine. Hiện tượng xảy ra là

  1. xuất hiện kết tủa trắng
  2. nước bromine có màu đậm hơn
  3. nước bromine bị mất màu
  4. không có hiện tượng gì xảy ra

Câu 7: Cho các dẫn xuất halogen sau

(1) C2H5F

(2) C2H5Br

(3) C2H5I

(4) C2H5Cl

Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

  1. (3) > (2) > (4) > (1)
  2. (1) > (4) > (2) > (3)
  3. (1) > (2) > (3) > (4)
  4. (3) > (2) > (1) > (4)

Câu 8: Số đồng phân cấu tạo anken ở thể khí (đktc) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất là

  1. 1
  2. 4
  3. C. 2
  4. 3

Câu 9: 0,05 mol hiđrocacbon mạch hở X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là

  1. C4H8
  2. C5H10
  3. C3H6
  4. C5H8

Câu 10: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -800C (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là

  1. CH3-CH=CBr-CH3
  2. CH2Br-CH2-CH=CH2
  3. CH3-CH=CH-CH2Br
  4. D. CH3-CHBr-CH=CH2

Câu 11: Đồng phân dẫn xuất halogen của hiđrocacbon no gồm

  1. Đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân hình học
  2. Đồng phân hình học và đồng phân cấu tạo
  3. C. Đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức
  4. Đồng phân nhóm chức và đồng phân cấu tạo

Câu 12:Khi đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH trong C2H5OH thấy thoát ra một chất khí không màu. Dẫn khí này đi qua ống nghiệm đựng nước brom. Hiện tượng xảy ra là

  1. nước brom bị mất màu
  2. nước brom có màu đậm hơn
  3. không có hiện tượng gì xảy ra
  4. xuất hiện kết tủa trắng

Câu 13: Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 3 chất lỏng: phenol, stiren và rượu benzylic là

  1. Qùy tím
  2. Na
  3. dd NaOH
  4. D. dd Br2

Câu 14: Chọn phát biểu sai:

  1. Phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic
  2. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rất yếu.
  3. Do nhân bezen hút điện tử khiến –OH của phenol có tính axit
  4. D. Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brôm tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol.

Câu 15: X là dẫn xuất clo của etan. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Vậy X là

  1. A. 1,2-đicloetan.
  2. 1,1,2,2-tetracloetan.
  3. 1,1-đicloetan.
  4. 1,1,1-tricloetan.

3. VẬN DỤNG

Câu 1: 0,05 mol hydrocarbon mạch hở X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam bromine cho ra sản phẩm có hàm lượng bromine đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là

  1. C3H6
  2. C4H8
  3. C5H10
  4. C5H8

Câu 2: Cho hydrocarbon mạch hở X phản ứng với bromine (dung dịch) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là

  1. but-1-ene
  2. but-2-ene
  3. propylene
  4. butane

 -----------Còn tiếp --------

=> Giáo án Hoá học 11 cánh diều Bài 15: Dẫn xuất halogen

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay