Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời Bài 19: Carboxylic acid

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Carboxylic acid. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng & vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 6. HỢP CHẤT CARBONYL (ALDEHYDE – KETONE) – CARBOXYLIC ACID

BÀI 19. CARBOXYLIC ACID

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Acid benzoic được sử dụng như một chất bảo quản thực phẩm (kí hiệu E-210) cho xúc xích, nước sốt cà chua, mù tạt, bơ thực vật…Nó ức chế sự phát triển của nấm mốc, nấm men và một số vi khuẩn. Công thức của benzoic là

  1. CH3COOH
  2. HCOOH
  3. C6H5COOH
  4. (COOH)2

Câu 2: Acid carboxylic trong giấm ăn có công thức cấu tạo thu gọn là

  1. HCOOH
  2. CH3COOH
  3. HCOO-COOH
  4. CH3CH(OH)COOH

Câu 3: Chọn định nghĩa đúng về acid no, đơn chức

  1. Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm chức carboxyl liên kết với gốc hydrocarbon no
  2. Là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có một nhóm carboxyl và toàn phân tử chỉ chứa liên kết đơn
  3. Là những hợp chất hữu cơ có công thức phân tử tổng quát là CnH2nO2
  4. Là những hợp chất hữu cơ có chứa 1 nhóm -COOH

Câu 4: Có thể tạo ra CH3COOH từ

  1. CH3CHO
  2. C2H5OH
  3. CH3CCl3
  4. Tất cả đều đúng

Câu 5: Có thể dùng cách nào sau đây để điều chế ethyl acetate?

  1. Đun hồi lưu hỗn hợp ethanol, giấm và acid sulfuric
  2. Đun hồi lưu hỗn hợp acetic acid, rượu trắng và acid sulfuric
  3. Đun hỗn hợp ethanol, acetic acid và acid sulfuric đặc trong cốc thủy tinh chịu nhiệt
  4. Đun hồi lưu hỗn hợp ethanol, acetic acid và acid sulfuric

Câu 6: Nhóm chức -COOH gồm

  1. Nhóm -OH liên kết với nhóm -CO
  2. H+ liên kết với nhóm -COO-
  3. H+ liên kết với nhóm -COO2-
  4. Cả A, B, C

Câu 7: Acid hữu cơ đơn chức là

  1. Trong phân tử có 3 nhóm -COOH
  2. Trong phân tử có 1 nhóm -COOH
  3. Trong phân tử có 2 nhóm -COOH
  4. Trong phân tử có 4 nhóm -COOH

Câu 8: Acid hữu cơ đa chức là

  1. Trong phân tử có 3 nhóm -COOH và 1 nhóm -OH
  2. Trong phân tử có 1 nhóm -COOH
  3. Trong phân tử chứa từ 2 nhóm -COOH
  4. Trong phân tử có 4 nhóm -COOH và 2 nhóm -CHO

Câu 9: Tính chất vật lí của acid acetic là

  1. Là chất lỏng, mùi xốc
  2. Dễ gây bỏng da
  3. Đông đặc ở 16oC tạo thành “acetic acid băng”
  4. Cả A, B, C

Câu 10: Nhiệt độ sôi của carboxylic acid ___________nhiệt độ sôi của alcohol, aldehyde, ketone tương ứng

  1. Thấp hơn
  2. Cao hơn
  3. Ngang bằng
  4. Không đủ dữ kiện để so sánh

Câu 11: Các carboxylic đầu dãy

  1. Tan vô hạn trong nước
  2. Không tan trong nước
  3. Ít tan trong nước
  4. Tan nhiều trong dung môi không phân cực

Câu 12: Độ tan của các carboxylic acid

  1. Giảm dần theo chiều giảm của mạch carbon
  2. Giảm dần theo chiều tăng của mạch carbon
  3. Tăng dần theo chiều tăng của mạch carbon
  4. Tăng dần theo chiều giảm của mạch carbon

Câu 13: Ứng dụng của formic acid là

  1. Làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm, da, cao su, mạ điện, sáp
  2. Thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm
  3. Sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm
  4. Tổng hợp phẩm nhuộm

Câu 14: Ứng dụng của lactic acid là

  1. Làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm, da, cao su, mạ điện, sáp
  2. Thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm
  3. Sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm
  4. Tổng hợp phẩm nhuộm

Câu 15: Ứng dụng của benzoic acid là

  1. Làm chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm, da, cao su, mạ điện, sáp
  2. Thành phần quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm
  3. Sử dụng làm chất bảo quản thực phẩm
  4. Tổng hợp phẩm nhuộm

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Công thức chung của acid no, hai chức, mạch hở là

  1. CnH2n-2O4 (n nguyên, n≥3)
  2. CnH2nO4 (n nguyên, n≥2)
  3. CnH2n-2O4 (n nguyên, n≥2)
  4. CnH2n+2O4 (n nguyên, n≥2)

Câu 2: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp acid acetic là

  1. CH3CHO, C6H12O6, CH3OH
  2. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO
  3. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO
  4. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3

Câu 3: C8H8O2 có mấy đồng phân là acid chứa vòng benzene?

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 7

Câu 4: Cho các chất

(1) Propiononic acid

(2) Acetic acid

(3) Ethanol

(4) Dimethyl ether

Nhiệt độ sôi biến đổi theo chiều giảm dần là

  1. (2) → (1) → (3) → (4)
  2. (2) → (3) → (1) → (4)
  3. (1) → (2) → (3) → (4)
  4. (4) → (3) → (2) → (1)

Câu 5: Malic acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, có mạch C không phân nhánh, là nguyên nhân chính gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol malic acid phản ứng với tối đa 2 mol NaHCO3. Malic acid là

  1. HOOC-CH(OH)-CH2COOH
  2. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO
  3. HOOC-CH(CH3)CH2-COOH
  4. HOOC-CH(COOH)2

Câu 6: So sánh nhiệt độ sôi giữa các chất, trường hợp nào sau đây hợp lí?

  1. C3H7OH < C2H5COOH < CH3COOCH3
  2. C2H5COOH < C3H7OH < CH3COOCH3
  3. CH3COOCH3 < C2H5COOH < C3H7OH
  4. CH3COOCH3 < C3H7OH < C2H5COOH

Câu 7: Acid X no, có 2 nguyên tử H trong phân tử. Số công thức cấu tạo của X là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho oxalic acid phản ứng hoàn toàn với dung dịch KMnO4 trong H2SO4 koãng thì tổng các hệ số nguyên tối giản của phương trình này là

  1. 27
  2. 31
  3. 35
  4. 30

Câu 2: Hỗn hợp gồm 0,1 mol một acid carboxylic đơn chức và 0,1 mol muối của acid đó với kim loại kiềm có tổng khối lượng là 15,8 gam. Tên của acid đó là

  1. Propanoic acid
  2. Ethanoic acid
  3. Methanoic acid
  4. Butanoic acid

Câu 3: Đốt cháy hết a mol acid X được 2a mol CO2. Để trung hòa vừa hết a mol X cần 2a mol NaOH. X là

  1. C2H4(COOH)2
  2. CH2(COOH)2
  3. CH3COOH
  4. (COOH)2

Câu 4: Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 dư vào dung dịch chứa 20,1 gam X gồm 2 acid no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau được 3,7185 lít khí đkc. Công thức phân tử của 2 acid đó là

  1. CH3COOH, C2H5COOH
  2. CH3COOH, HCOOH
  3. C2H5COOH, C3H7COOH
  4. C3H7COOH, C4H9COOH

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol acid carboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đkc) thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là

  1. 7,437
  2. 14,874
  3. 4,958
  4. 2,479

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Cho 3,6 gam acid carboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức phân tử của X là

  1. C2H5COOH
  2. CH3COOH
  3. HCOOH
  4. C3H7COOH

Câu 2: Hỗn hợp Z gồm hai acid carboxylic đơn chức X và Y (Mx > My) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng vừa đủ với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức phân tử và phần trăm khối lượng của X trong Z là

  1. C3H5COOH; 54,88%
  2. C2H3COOH; 43,90%
  3. C2H5COOH; 56,10%
  4. HCOOH; 45,12%

 --------------- Còn tiếp ---------------

=> Giáo án Hoá học 11 chân trời bài 19: Carboxylic acid

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay