Phiếu trắc nghiệm Hoá học 6 kết nối Ôn tập Chương 2: Chất quanh ta (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 2: Chất quanh ta (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHƯƠNG II. CHẤT QUANH TA ( PHẦN 2)

Câu 6. Khí oxygen tồn tại ở đâu?

  1. Trong không khí.
  2. Trong nước.
  3. Trong đất.
  4. Cả ba phương án trên.

 

Câu 7. Chọn câu đúng khi nói về sự sôi:

  1. Sự sôi là sự bay hơi trên bề mặt thoáng của chất lỏng.
  2. Sự sôi là sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.
  3. Sự sôi là sự bay hơi cả ở trong lòng chất lỏng lẫn cả trên bề mặt thoáng của nó.
  4. Cả 3 câu A, B, C đều sai.

 

Câu 8.  Chọn đáp án đúng nhất:

  1. Vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.
  2. Vật thể tự nhiên chưa chắc đã là vật sống, ví dụ: núi đá vôi là vật thể tự nhiên nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.
  3. Vật không sống chưa chắc là vật thể nhân tạo ví dụ: mủ cao su không sống, nhưng nó là vật thể tự nhiên, lấy từ cây cao su.
  4. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 9. Ở thể lỏng và thể rắn, oxygen có màu gì?

  1. Xanh nhạt.
  2. Vàng.
  3. Hồng nhạt.
  4. Không màu.

Câu 10. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

  1. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
  2. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
  3. Không nhìn thấy được.
  4. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

Câu 11. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: Vật sống là vật có các dấu hiểu của…

  1. Sự sống.
  2. Sự chuyển động.
  3. Sự biến đổi.
  4. Sự thay đổi về kích thước.

 

Câu 12. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?

  1. Rắn.
  2. Lỏng. 
  3. Khí.
  4. Cả ba trạng thái.

 

Câu 13. Tìm ý đúng khi nói về đặc điểm của thể lỏng?

  1. Các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén.
  2. Các hạt liên kết không chặt chẽ, không có hình dạng xác định, có thể tích xác định, dễ bị nén. 
  3. Các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, dễ bị nén. 
  4. Các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

  1. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu nhân tạo.
  2. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra, còn vật thể tự nhiên có sẵn trong tự nhiên.
  3. Vật thể nhân tạo bền và đẹp hơn vật thể tự nhiên.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 15. Nitrogen trong không khí có vai trò nào sau đây?

  1. Tham gia quá trình tạo mây.
  2. Cung cấp đạm tự nhiên cho cây trồng.
  3. Tham gia quá trình quang hợp của cây.
  4. Hình thành sấm sét.

Câu 16. Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn:

  1. Nhiệt độ của chất lỏng tăng.
  2. Nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
  3. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.
  4. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.

Câu 17. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

  1. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
  2. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
  3. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
  4. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Khí oxygen không tan trong nước.
  2. Khí oxygen sinh ra trong quá trình hô hấp của cây xanh.
  3. Ở điều kiện thường, oxygen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
  4. Cần cung cấp oxygen để dập tắt đám cháy.

 

Câu 19. Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì:

  1. Vật rắn có hình dạng theo vật chứa.
  2. Vật rắn có hình dạng cố định và rất khó nén.
  3. Vật rắn thường đẹp hơn.
  4. Vì vật rắn dễ nén.

 

Câu 20. Tìm các vật thể tự nhiên có trong hình:

  1. Thuyền, núi, sông.             
  2. Con chim, thuyền, mây.                 
  3. Sông, núi, người.           
  4. Mây, núi, thuyền.

 

Câu 21. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. Quá trình này ứng với khái niệm nào sau đây?

  1. Sự đông đặc. 
  2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
  3. Sự nóng chảy và sự đông đặc. 
  4. Sự sôi.

 

Câu 22. Theo em, đâu là lĩnh vực tiêu thụ ít oxygen nhất?

  1. Thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa.
  2. Luyện thép.
  3. Công nghiệp hoá chất.
  4. Y khoa.

Câu 23. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

A.Trời nắng nóng.

  1. Trời nhiều gió.
  2. Trời hanh khô.
  3. Trời lạnh. 

 

Câu 24. Khi đốt cháy 1 lít xăng, cần 1950 lít oxygen. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quãng đường dài 100 km là:

  1. 68250 lít.
  2. 54600 lít.
  3. 13650 lít.
  4. 9750 lít.

 

Câu 25. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí?

  1. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.
  2. Cô cạn nước đường thành đường.
  3. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.
  4. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay