Trắc nghiệm bài 9: Sự đa dạng của chất

Hoá học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 9: Sự đa dạng của chất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 9: Sự đa dạng của chất

A. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1. Chọn phát biểu sai khi nói về chất:

A. Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất.

B. Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất.

C. Ở đâu có vật thể ở đó có chất.

D. Một chất có thể có trong nhiều vật thể.

 

Câu 2. Cho câu ca dao sau:

Chì khoe chì nặng hơn đồng

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chiêng.

Có bao nhiêu từ chỉ chất trong câu ca dao?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. Không có từ nào.

 

Câu 3. Vật thể tự nhiên là:

A. Ngôi nhà.

B. Đám mây.

C. Cây cầu.

D. Quyển sách

 

Câu 4. Vật thể nhân tạo là:

A. Mặt trời.

B. Đám mây.

C. Cây cầu.

D. Con sóc.

 

Câu 5.  Chọn đáp án đúng nhất:

A. Vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.

B. Vật thể tự nhiên chưa chắc đã là vật sống, ví dụ: núi đá vôi là vật thể tự nhiên nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.

C. Vật không sống chưa chắc là vật thể nhân tạo ví dụ: mủ cao su không sống, nhưng nó là vật thể tự nhiên, lấy từ cây cao su.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

 

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển.

B. Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển còn vật không sống không có các khả năng trên.

C. Vật không sống là vật thể nhân tạo.

D. Vật thể tự nhiên là vật sống.

 

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu nhân tạo.

B. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra, còn vật thể tự nhiên có sẵn trong tự nhiên.

C. Vật thể nhân tạo bền và đẹp hơn vật thể tự nhiên.

D. Cả A, B, C đều đúng.

 

Câu 8. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: Vật sống là vật có các dấu hiểu của…

A. Sự sống.

B. Sự chuyển động.

C. Sự biến đổi.

D. Sự thay đổi về kích thước.

 

Câu 9. Nước có thể tồn tại ở những thể nào?

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Cả 3 thể trên.

 

B. THÔNG HIỂU (11 câu)

 

Câu 1.  Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?

A. Muối ăn, nhôm, cái ấm nước.

B. Đồng, muối ăn, đường mía.

C. Đường mía, xe máy, nhôm.

D. Cốc thủy tinh, cát, con mèo.

 

Câu 2. Các chất trong dãy nào sau đây đều là vật thể?

A. Cái thìa nhôm, cái ấm sắt, canxi.

B. Con chó, con dao, đồi núi.

C. Sắt, nhôm, mâm đồng.

D. Bóng đèn, điện thoại, thủy ngân.

 

Câu 3.  Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:

A. Con mèo, xe máy, con người.

B. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối.

C. Cây cam, quả nho, bánh ngọt.

D. Con sư tử, đồi núi, mủ cao su.

 

Câu 4. Dãy gồm các vật sống là:

A. Cây nho, cây cầu, đường mía.

B. Muối ăn, đường thốt nốt, cây cam.

C. Con chó, cây bàng, con cá.

D. Cây cối, đồi núi, con chim.

 

Câu 5. Đâu là vật thể nhân tạo?

A. Nước hàng.

B. Cây mía đường.

C. Cây thốt nốt.

D. Củ cải đường.

 

Câu 6. Cho các chất sau: hoa, cây cỏ, quần áo. Hãy cho biết vật nào là nhân tạo?

A. Hoa.

B. Cây cỏ.

C. Quần áo.

D. Tất cả đáp án trên.

 

Câu 7. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

A. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

B. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

C. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.

D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

 

Câu 8. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

A. Vật thế vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.

B. Vật thể vô sinh không có các đặc điểm: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm nghĩ, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.

C. Vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.

D. Vật thể vô sinh là vật thế không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.

 

Câu 9. Chất nào sau đây ở thể rắn?

A. Muối ăn.

B. Đường.

C. Đá vôi.

D.Cả ba chất trên.

 

Câu 10. Sự biến đổi tạo ra chất mới là tính chất hóa học hay tính chất vật lí?

A. Tính chất hoá học.

B. Tính chất vật lí.

C. Cả tính chất hoá học và vật lí.

D. Không phải tính chất hoá học, cũng không phải tính chất vật lí.

 

Câu 11. Cho các nhận định sau:

1) Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.

2) Kích thước miếng đồng càng lớn thì khối lượng riêng của đồng càng lớn.

3) Vật thể được tạo nên từ chất.

4) Mỗi chất có tính chất nhất định, không đổi.

5) Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hóa học của chất.

Số nhận định đúng là:

A. 1                      

B. 2                      

C. 3                                

D. 4

 

C. VẬN DỤNG (4 câu)

 

Câu 1. Tìm các vật thể tự nhiên có trong hình:

A. Thuyền, núi, sông.             

B. Con chim, thuyền, mây.                 

C. Sông, núi, người.           

D. Mây, núi, thuyền.

 

Câu 2. Tìm các vật thể nhân tạo có trong hình:

A. Con chim.

B. Đám mây.

C. Thuyền.

D. Sông.

 

Câu 3. Trong các tính chất sau, đâu là tính chất hoá học của sắt?

A. Là chất rắn, màu xám, có ánh kim.

B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.

C. Bị nam châm hút.

D. Các đồ vật có chứa sắt để lâu ngoài không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

 

Câu 4. Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

A. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).

B. Tan rất ít trong nước.

C. Chất khí, không màu.

D. Không mùi, không vị.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.

B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách.

C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.

D. Hòa tan muối vào nước.

 

Câu 2. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí?

A. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen.

B. Cô cạn nước đường thành đường.

C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay