Trắc nghiệm bài 16: Hỗn hợp các chất

Hoá học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 16: Hỗn hợp các chất. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. NHẬN BIẾT (14 câu)

Câu 1. Chất tinh khiết:

A. Có tính chất thay đổi tùy thuộc vào thành phần. 

B. Có tính chất khó xác định.

C. Chỉ có một chất duy nhất.

D. Chứa từ hai chất trở lên.

 

Câu 2. Trường hợp nào sau đây là chất tinh khiết?

A. Nước khoáng.                               

B. Nước biển.

C. Sodium chloride.                           

D. Gỗ.

 

Câu 3. Khi cho bột mì vào nước và khuấy đều, ta thu được:

A. Dung dịch.                           

B. Huyền phù.

C. Dung môi.                            

D. Nhũ tương.

 

Câu 4. Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì, đôi giày, viên kim cương. Vật thể chỉ chứa một chất duy nhất là

A. Viên kim cương.                              

B. Áo sơ mi.                                         

C. Bút chì.

D. Đôi giày.

 

Câu 5. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

A. Muối ăn.                                        

B. Nến.

C. Khí carbon dioxide.                     

D. Dầu ăn.

 

Câu 6.  Chất nào có thể tan trong nước để tạo thành dung dịch?

A. Chất rắn. 

B. Chất rắn và chất khí. .

C. Chất lỏng và chất khí.

D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.

 

Câu 7. Hỗn hợp nào dưới dây là dung dịch?

A. Hỗn hợp nước và dầu ăn.

B. Hỗn hợp nước và đường.

C. Hỗn hợp nước và cát.

D. Hỗn hợp nước và bột mì.

 

Câu 8. Hỗn hợp nào sau đây là nhũ tương?

A. Nước muối.

B. Nước mắm.

C. Nước cất.

D. Dầu ăn.

 

Câu 9. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù?

A. Sữa.                                        

B. Nước mắm.

C. Nước chè.                     

D. Dầu ăn.

 

Câu 10. Hỗn hợp nào sau đây là dung dịch chỉ chứa một chất tan?

A. Nước mắm.                                               

B. Sữa.

C. Nước chanh đường.                                

D. Nước đường.

 

Câu 11. Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động, chúng lại phân tán vào nhau thì được gọi là:

A. Chất tinh khiết.                                        

B. Dung dịch.

C. Nhũ tương.                                              

D. Huyền phù.

 

Câu 12.  Những vật thể nào dưới đây là hỗn hợp?

A. Nước chanh, gang, thép.

B. Thép, nước đường, muối.

C. Đinh sắt, oxygen, nước tính khiết.

D. Nước cam, thìa bạc, không khí.

 

Câu 13. Phát biểu nào sau đây là đúng: Nước tự nhiên là…

A. Một đơn chất.

B. Một hợp chất.

C. Một chất tinh khiết.

D. Một hỗn hợp.

 

Câu 14. Chất nào tan tốt nhất trong nước nóng?

A. Chất lỏng. 

B. Chất khí.

C. Chất rắn và chất khí tan tốt như nhau, chất lỏng tan kém nhất.

D. Chất rắn.

 

B. THÔNG HIỂU (12 câu)

 

Câu 1. Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào:

A. Thể của chất.                                  

B. Mùi vị của chất.

C. Tính chất của chất.                          

D. Số chất tạo nên.

 

Câu 2. Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước, ta không nên sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A. Bỏ thêm đá lạnh vào.

B. Vừa cho muối ăn vào nước vừa khuấy đểu.                 

C. Nghiền nhỏ muối ăn.

D. Đun nóng nước .         

                                               

Câu 3. Khi hòa tan bột đá vôi vào nước, chỉ một lượng chất này tan trong nước, phần còn lại làm cho nước vôi trong bị đục. Hỗn hợp này được gọi là:

A. Dung dịch.                                             

B. Huyền phù.

C. Nhũ tương.                                              

D. Chất tan.

 

Câu 4. Hỗn hợp nào dưới dây là huyền phù khi được khuấy trộn?

A. Hỗn hợp nước và cát. 

B. Hỗn hợp nước và đường.

C. Hỗn hợp nước và sữa.

D. Hỗn hợp nước và dầu ăn.

 

Câu 5. Hỗn hợp nào dưới dây là nhũ tương khi được khuấy trộn?

A. Hỗn hợp nước và bột mì.

B.  Hỗn hợp nước và cát.

C. Hỗn hợp nước và dầu ăn. 

D. Hỗn hợp nước và đường.

 

Câu 6. Điền vào chỗ trống trong nhận định sau: Khi pha muối vào nước ta thu được hỗn hợp…

A. Không đồng nhất.                

B. Đồng nhất.                    

C. Không hoà tan.                    

D. Hoà tan.

 

Câu 7. Điền vào chỗ trống trong nhận định sau: Khi pha dầu ăn vào nước ta thu được hỗn hợp…

A. Không đồng nhất.                

B. Đồng nhất.                    

C. Không hoà tan.                    

D. Hoà tan.

 

Câu 8. Sữa magie được dùng làm thuốc trong y học để chữa bệnh khó tiêu, ợ chua. Sữa magie thuộc loại:

A. Dung dịch.

B. Nhũ tương.

C. Huyền phù.

D. Hỗn hợp đồng nhất.

 

Câu 9. Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được một chất lỏng là chất tinh khiết?

A. Không màu, không mùi.                               

B. Có nhiệt độ sôi nhất định.      

C.  Không tan trong nước.

D. Lọc được qua giấy lọc.

 

Câu 10. Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:

A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục. 

B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi.

C. Nước cất không vị, nước tự nhiên có vị.

D. Nước cất có một chất, nước tự nhiên có nhiều chất.

 

Câu 11. Có bốn cốc nước với nhiệt độ khác nhau. Cốc 1 đựng nước có nhiệt độ 50oC, cốc 2 đựng nước có nhiệt độ 25oC, cốc 3 đựng nước có nhiệt độ 75oC, cốc 4 đựng nước có nhiệt độ 35oC. Hỏi cho 2 thìa đường vào mỗi cốc nào thì ở cốc nào đường tan nhanh nhất?

A. Cốc 1.

B. Cốc 2.

C. Cốc 3.

D. Cốc 4.

 

Câu 12. Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào 20ml nước, sau đố khuấy đều hỗn hợp. Nhận xét các thành phần của hỗn hợp tạo thành?

A. Hỗn hợp dầu ăn và nước là nhũ tương, dầu ăn lơ lửng trong nước.

B. Hỗn hợp dầu ăn và nước là nhũ tương, nước lơ lửng trong dầu ăn.

C. Hỗn hợp dầu ăn và nước là huyền phù, dầu ăn lơ lửng trong nước.

D. Hỗn hợp dầu ăn và nước là huyền phù, nước lơ lửng trong dầu ăn.

 

C. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Vì sao trên bao bì một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… thường có dòng chữ “Lắc đều trước khi uống”?

A. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng nhũ tương. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

B. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng huyền phù. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

C. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng dung dịch. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

D. Một số loại sữa như sữa cacao, sữa socola,… ở dạng hỗn hợp. Vì vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn không bị lắng dưới đáy hộp.

 

Câu 2. Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm.

Cho biết: Đun nước lấy từ tự nhiên hay lấy từ máy lọc thì sẽ ít bị cặn hơn?

A. Nước tự nhiên ít bị cặn hơn.

B. Nước từ máy lọc ít bị cặn hơn.

C. Cả hai loại đều có cặn như nhau.

D. Tất cả các đáp án đều sai.

 

Câu 3.  Khi sử dụng ấm để đun sôi nước suối hoặc nước máy thì sau một thời gian sử dụng sẽ xuất hiện nhiều cặn trắng bám vào bên trong ấm.

Cho biết: Làm thế nào để có thể làm sạch cặn trong ấm?

A. Dùng dao hoặc đồ vật bằng kim loại để cạo đi lớp cặn.                               

B. Dùng nước rửa chén bát để cọ.

C. Dùng nuớc nóng để cặn tan ra.

D. Dùng giấm, nước chanh để ngâm ấm.

 

D. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

 

Câu 1. Một học sinh nghiên cứu tính chất của 4 chất lỏng. Bạn đã đo nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc của 4 mẫu và thu được kết quả như sau:

Mẫu

Nhiệt độ sôi (0C)

Nhiệt độ đông đặc (0C)

A

108

-10

B

100

0

C

78

-144

D

104

-9

Biết chất lỏng A là dung dịch muối ăn. Hãy chỉ ra mẫu nào là nước nguyên chất?

A. Mẫu A.

B. Mẫu B.

C. Mẫu C.

D. Không có mẫu nào là nước nguyên chất.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay