Trắc nghiệm bài 13: Một số nguyên liệu

Hoá học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 13: Một số nguyên liệu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Đất sét.

B. Gạch xây dựng.

C. Xi măng.

D. Ngói.

 

Câu 2. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là:

A. Vật liệu.

B. Phế liệu.

C. Nhiên liệu.

D. Nguyên liệu.

 

Câu 3. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu?

A. Ngói.                                              

B. Đất sét.

C. Xi măng.                                                

D. Gạch xây dựng.

 

Câu 4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: "Gỗ vừa là ... để làm nhà, vừa là ... sản xuất giấy, vừa là ... để đun nấu”.

A. Vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu.

B. Nguyên liệu, nhiên liệu.

C. Vật liệu, nguyên liệu.

D. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

 

Câu 5. Cây mía là nguyên liệu chính để sản xuất:

A. Muối ăn.                                

B. Nước mắm.                        

C. Dầu ăn.                             

D. Đường ăn.

 

Câu 6.  Dãy nào dưới đây gồm các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên?

A. Đất, đá, nhựa.                            

B. Đất, thuỷ tinh, dầu mỏ.                        

C. Đất, quặng, dầu mỏ.                              

D. Thuỷ tinh, gốm, gỗ.

 

Câu 7. Nhà máy sản xuất rượu vang dùng quả nho để lên men. Vậy nho là:

A. Nguyên liệu.                      

B. Vật liệu.

C. Nhiên liệu.                        

D. Khoáng sản.

 

Câu 8. Đá vôi không được dùng để:

A. Đập nhỏ để làm đường, bê tông.

B. Làm thực phẩm.

C. Sản xuất vôi sống.

D. Chế biến thành chất độn (bột nhẹ) dùng trong sản xuất cao su, xà phòng.

 

Câu 9. Sản phẩm được sản xuất từ dầu thô là:

A. Xi măng.                                 

B. Bàn ghế.                     

C. Đá ốp lát.                          

D. Dầu hoả.

 

Câu 10. Cây ngô là nguyên liệu để sản xuất:

A. Thức ăn gia súc.                                 

B. Đường.                     

C. Gạo.                          

D. Đá ốp lát.

 

Câu 11. Nguyên liệu chính để sản xuất ra xăng là:

A. Quặng.

B. Dầu hoả.

C. Dầu mỏ.

D. Đá vôi.

 

Câu 12. Để sản xuất ra rổ, rá, chiếu, mành,… người ta sử dụng nguyên liệu gì?

A. Đá vôi.

B. Tre.

C. Quặng.

D. Cát.

 

Câu 13. Nguyên liệu nào sau đây được sử dụng trong lò nung vôi?

A. Đá vôi.                                                   

B. Đất sét.

C. Cát.                                                        

D. Gạch.

 

Câu 14. Nguyên liệu chính để sản xuất gạch là gì?

A. Đá vôi.            

B. Cát.                  

C. Đất sét              

D. Đá.

 

Câu 15. Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất vôi sống, phấn viết bảng, tạc tượng,… là gì?

A. Cát.                  

B. Đá vôi.              

C. Đất sét.              

D. Đá.

 

B. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Quặng bauxite được dùng để sản xuất nhôm.

B. Quặng axpatite được dùng để sản xuất sắt, gang, théo,...

C. Quặng hematite được dùng để sản xuất phân lân.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

 

Câu 2. Để sản xuất gang và thép, người ta chế biến từ quặng gì?

A. Quặng sắt.                      

B. Quặng Bauxite.

C. Quặng đồng.                        

D. Quặng titanium.

 

Câu 3. Quặng bôxit dùng làm nguyên liệu để sản xuất :

A. Sắt.

B. Nhôm.

C. Gang.

D. Thép.

 

Câu 4. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh?

A. Nông sản.

B. Bông.

C. Dầu thô.

D. Gỗ.

 

Câu 5. Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng?

A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép.

B. Vì gang giòn hơn thép.

C. Vì gang khó sản xuất hơn thép.

D.Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép.

 

Câu 6. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

A. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.

B. Tránh làm ô nhiễm môi trường.

C. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.

D. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.

 

Câu 7. Sau khi lấy quặng ra khỏi mỏ cần thực hiện quá trình nào để thu được kim loại từ quặng?

A. Bay hơi.            

B. Lắng gạn.        

C. Chế biến.

D. Nấu chảy.          

 

Câu 8. Khai thác đá vôi gây tác hại đến môi trường như thế nào?

A. Ô nhiễm không khí.                      

B. Ảnh hưởng cảnh quan.

C. Gây sụt lún đồi núi.                        

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 9. Vì sao mưa acid có thể làm hư hại các tượng đá vôi để ngoài trời?

A. Vì đá vôi có tính chất xốp nên dễ bị hao mòn.                               

B. Vì đá vôi tan trong acid, tạo bọt khí.      

C.  Vì đá vôi dễ ngấm nước.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

 

Câu 10. Tại sao gạch không nug thường được thiết kế các lỗ hổng?

A. Tạo khe rỗng giúp cách nhiệt, cách ẩm tốt hơn.

B. Tạo sự gắn kết với vữa xây dựng tốt hơn.

C. Giảm chi phí sản xuất những vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

 

C. VẬN DỤNG (2 câu)

 

Câu 1. Tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường:

A. Khai thác đá vôi tạo ra rất nhiều bụi, cùng với khí thải từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị thi công gây ô nhiễm không khí.

B. Gây ô nhiễm nguồn nước.

C. Tác động tiêu cực tới môi trường, ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng, địa chất từ đó có ảnh hưởng tới hệ thống nước ngầm khu vực, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

 

Câu 2. Đâu không phải là cách sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả?

A. Để lửa thật to khi dùng than, củi, bếp ga,… để nấu ăn.

B. Hạn chế dùng các phương tiện cá nhân như xe máy,…

C. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng: xe buýt, tàu điện,...

D. Tắt hết các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng.

 

D. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

 

Câu 1. Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để khai thác an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững?

A. Khai thác nguyên liệu triệt để.

B. Đổi mới công nghệ khai thác, chế biến.

C. Kiểm soát, xử lí chất thải, bảo vệ môi trường.

D. Khai thác một cách khoa học, tiết kiệm và có giới hạn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay