Trắc nghiệm bài 10: Các thể của vật chất và sự chuyển thể

Hoá học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 10: Các thể của vật chất và sự chuyển thể. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. NHẬN BIẾT (14 câu)

Câu 1. Chất nào sau đây ở thể rắn?

A. Sắt.

B. Khí oxygen.

C. Nước.

D. Thuỷ ngân.

 

Câu 2. Chất nào sau đây ở thể lỏng?

A. Đá vôi.

B. Nước.

C. Khí oxygen.

D. Lưu huỳnh.

 

Câu 3. Chất nào sau đây ở thể khí?

A. Dầu ăn.

B. Muối ăn.

C. Giấm.

D. Carbon dioxide.

 

Câu 4. Chất ở thể nào có thể rót và chảy tràn trên bề mặt?

A. Thể dẻo.

B. Thể rắn.

C. Thể lỏng.

D. Thể khí.

 

Câu 5. Chất ở thể nào có hình dạng cố định?

A. Thể dẻo.

B. Thể rắn.

C. Thể lỏng.

D. Thể khí.

 

Câu 6. Chất ở thể nào dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng?

A. Thể dẻo.

B. Thể rắn.

C. Thể lỏng.

D. Thể khí.

 

Câu 7. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Sôi.             

B. Ngưng tụ.         

C. Bay hơi.             

D. Hóa hơi. 

 

Câu 8. Điều nào sau đây không đúng?

A. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.

B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

C. Sự ngưng tụ là quá trinh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

D. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng.

 

Câu 9. Chọn câu đúng khi nói về sự sôi:

A. Sự sôi là sự bay hơi trên bề mặt thoáng của chất lỏng.

B. Sự sôi là sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

C. Sự sôi là sự bay hơi cả ở trong lòng chất lỏng lẫn cả trên bề mặt thoáng của nó.

D. Cả 3 câu A, B, C đều sai.

 

Câu 10. Ở áp suất tiêu chuẩn, chất rắn kết tinh nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy là 283K?

A. Nước đá.

B. Thiếc.

C. Chì.

D. Nhôm.

 

Câu 11. Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi?

A. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.

B. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.

C. Không nhìn thấy được.

D. Xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng.

 

Câu 12. Tính chất nào sau đây không phải tính chất của sự sôi?

A. Khi sôi có sự chuyển thể từ lỏng sang hơi.

B. Khi đang sôi thì nhiệt độ chất lỏng không thay đổi.

C. Sự sôi xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng.

D. Khi sôi có sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng.

 

Câu 13. Tìm ý đúng khi nói về đặc điểm của thể lỏng?

A. Các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén.

B. Các hạt liên kết không chặt chẽ, không có hình dạng xác định, có thể tích xác định, dễ bị nén. 

C. Các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, dễ bị nén. 

D. Các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.

 

Câu 14. Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

A. Sự tạo thành mây.

B. Sương đọng trên lá cây.

C. Sự tạo thành sương mù.

D. Sự tạo thành hơi nước.

 

B. THÔNG HIỂU (11 câu)

 

Câu 1. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh không có đặc điểm nào sau đây:

A. Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Với mỗi cấu trúc tinh thẻ, nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

D. Thể tích của tất cả các chất rắn đều tăng khi nóng chảy. 

 

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng…

A. Phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng.

B. Không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.

C. Càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn.

D. Càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao.

 

Câu 3. Một chất hơi đạt trạng thái “hơi bão hòa” thì:

A. Áp suất hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ hơi.

B. Khi thể tích giảm, áp suất hơi tăng.

C. Tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi.

D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi là như nhau với mọi chất.

 

Câu 4. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?

A. Bay hơi.             

B. Ngưng tụ.         

C. Sôi.              

D. Hóa hơi.  

 

Câu 5. Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn:

A. Nhiệt độ của chất lỏng tăng.

B. Nhiệt độ của chất lỏng không đổi.

C. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.

D. Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.

 

Câu 6. Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:

A. Thể tích của chất lỏng.

B. Nhiệt độ.

C. Gió.

D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

 

Câu 7. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A. Gió thổi.          

B. Lốc xoáy.         

C. Mưa rơi.            

D. Tạo thành mây.

 

Câu 8. Chất làm bình chứa phải ở thể rắn vì:

A. Vật rắn có hình dạng theo vật chứa.

B. Vật rắn có hình dạng cố định và rất khó nén.

C. Vật rắn thường đẹp hơn.

D. Vì vật rắn dễ nén.

 

Câu 9. Nước đựng trọng cốc bay hơi càng nhanh khi:

A. Nước trong cốc càng lạnh.

B. Nước trong cốc càng ít.

C. Nước trong cốc càng nóng.

D. Nước trong cốc càng nhiều.

 

Câu 10. Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

A. Không thay đổi.

B. Tăng dần.

C. Giảm dần.

D. Ban đầu tăng rồi sau đó giảm.

 

Câu 11. Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

A. Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

B. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

C. Nhiệt độ giảm dần và xảy ra ở một nhiệt độ xác định.

D. Nhiệt độ tăng dần và xảy ra ở một nhiệt độ không xác định.

 

C. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Người ta đã lợi dụng tính chất nào của chất khí khi sản xuất các loại nước hoa, tinh dầu?

A. Dễ dàng nén được. 

B. Không có hình dạng xác định.

C. Có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. 

D. Không chảy được.

 

Câu 2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. Quá trình này ứng với khái niệm nào sau đây?

A. Sự đông đặc. 

B. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

C. Sự nóng chảy và sự đông đặc. 

D. Sự sôi.

 

Câu 3. Hiện tượng nào sau đây không phải sự nóng chảy?

A. Mỡ lợn tan khi đun nóng. 

B. Cho viên đá vôi (calcium carbonate) vào dung dịch hydrochloric acid thì nó bị tan dần.

C. Thiếc bị tan ra khi đưa máy hàn có nhiệt độ cao vào.

D. Cho nhựa thông và bát sứ nung nóng. Nó tan ra thành chất lỏng màu cánh gián.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Dầu thô ở thể lỏng được khai thác từ các mỏ dàu ngoài biển khơi. Theo em, có thể vận chuyển dầu lỏng và đất liền bằng cách nào?

A. Cho dầu vào thùng chứa và vận chuyển vào đất liền. 

B. Bơm dầu chảy qua những đường ống dẫn dầu về đất liền.

C. Đưa cả mỏ dầu về đất liền rồi khai thác. 

D. Cả A và B đều đúng. 

 

Câu 2. Khi làm muối từ nước biển, người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

A.Trời nắng nóng.

B. Trời nhiều gió.

C. Trời hanh khô.

D.  Trời lạnh. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay