Phiếu trắc nghiệm Hoá học 6 kết nối Ôn tập Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - Thực phẩm thông dụng (P3)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chương 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - Thực phẩm thông dụng (P3). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Câu 6. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

  1. Thịt.                                                       
  2. Gạo.
  3. Rau xanh.                                               
  4. Gạo và rau xanh.

Câu 7. Chất có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng chính cần thiết cho các hoạt động sống là:

  1. Carbonhydrate.
  2. Vitamin.    
  3. Chất đạm.
  4. Chất béo.

Câu 8. Nhiên liệu hóa thạch là:

  1. Là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm.
  2. Là nguồn nhiên liệu tái tạo.
  3. Chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.
  4. Là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.

Câu 9. Nhận định nào sau đây về nhiên liệu là sai?

  1. Là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng.                                 
  2. Đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.                     
  3. Có năng suất toả nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.         
  4. Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, củi,...

Câu 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: "Gỗ vừa là ... để làm nhà, vừa là ... sản xuất giấy, vừa là ... để đun nấu”.

  1. Vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu.
  2. Nguyên liệu, nhiên liệu.
  3. Vật liệu, nguyên liệu.
  4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu.

Câu 11. Cây ngô là nguyên liệu để sản xuất:

  1. Thức ăn gia súc.                                 
  2. Đường.                     
  3. Gạo.                          
  4. Đá ốp lát.

Câu 12. Thế nào là vật liệu?

  1. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...
  2. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.
  3. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  4. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

 

Câu 13. Quan sát hình và trả lời câu hỏi:

Phần lõi dây điện được làm bằng vật liệu gì?

  1. Đồng.
  2. Nhôm.
  3. Nhựa.
  4. Sắt.

Câu 14. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng?

  1. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbonhydrate, protein, lipid.
  2. Tuỳ vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mỗi người mà cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.
  3. Tuỳ vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mỗi người mà cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau.
  4. Các nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung.

Câu 15. Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì?

  1. zinc (kẽm).                       
  2. calcium (canxi).
  3. iodine (iot).                           
  4. phosphorus (photpho).

 

Câu 16. Giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn chất rắn và chất lỏng?

  1. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.
  2. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

C.Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

  1. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

 

Câu 17. Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng?

  1. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công.
  2. Tránh làm ô nhiễm môi trường.
  3. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn.
  4. Chế biến quặng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao kinh tế.

Câu 18. Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?

  1. Cao su.                
  2. Thủy tinh.                   
  3. Nhựa.                       
  4. Kim loại.

Câu 19. Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là:

  1. 3 – 5 ngày.
  2. 2 – 4 tuần.
  3. 24 giờ.
  4. 1 – 2 tuần.

Câu 20. Dãy nào sau đây gồm các nguồn năng lượng tái tạo?

  1. Nhiên liệu hoá thạch, năng lượng mặt trời, thuỷ điện.            
  2. Thuỷ điện, địa nhiệt, năng lượng gió.        
  3. Nhiên liệu hạt nhân, thuỷ điện, địa nhiệt.
  4. Thuỷ điện, năng lượng sinh học, nhiên liệu hạt nhân.          

 

Câu 21. Tại sao nói nhiên liệu hóa thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?

  1. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng chục triệu năm, khó bổ sung.     
  2. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng chục triệu năm, không bổ sung được.
  3. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng nghìn năm, khó bổ sung.     
  4. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng nghìn năm, không bổ sung được.     

 

Câu 22. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta nên sử dụng biện pháp nào sau

đây?

  1. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas.
  2. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.
  3. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
  4. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.

Câu 23. Đâu không phải là cách sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả?

  1. Để lửa thật to khi dùng than, củi, bếp ga,… để nấu ăn.
  2. Hạn chế dùng các phương tiện cá nhân như xe máy,…
  3. Tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng: xe buýt, tàu điện,...
  4. Tắt hết các thiết bị điện khi không có nhu cầu sử dụng.

 

Câu 24. Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới là một số vật dụng được làm từ nhựa và thời gian phân huỷ của nó.

Hãy đề xuất các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa?

  1. Hạn chế tối đa việc dùng vật liệu nhựa.
  2. Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường.
  3. Tích cực phân loại rác thải, trong đó có rác thải nhựa để tái chế.
  4. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 25. Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Những chất thải này sẽ phân huỷ, theo thời gian sẽ sinh ra biogas. Khí này được thu lại và dẫn lên để lấy nhiên liệu phục vụ cho đun nấu hoặc chạy máy phát điện.

Theo em, việc thu gom chất thải sản xuất biogas có tác dụng gì?

  1. Tiêu diệt mầm bệnh gây hại.
  2. Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
  3. Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống, tiết kiệm tiền mua nhiên liệu.
  4. Tất cả các ý trên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay