Trắc nghiệm bài 14: Một số nhiên liệu

Hoá học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 14: Một số nhiên liệu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. NHẬN BIẾT (12 câu)

Câu 1. Những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng được gọi là:

A. Vật liệu.

B. Nguyên liệu.

C. Nhiên liệu.

D. Điện năng.

 

Câu 2. Thế nào là nhiên liệu?

A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo.

B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống.

C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng.

D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người.

 

Câu 3. Nhiên liệu tồn tại ở các trạng thái :

A. Rắn.

B. Lỏng.

C. Khí.

D. Cả 3 đáp án trên.

 

Câu 4. Nhiên liệu hóa thạch là:

A. Là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đổi hàng triệu năm.

B. Là nguồn nhiên liệu tái tạo.

C. Chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

D. Là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.

 

Câu 5. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

A. Than đá.

B. Ethanol. 

C. Khí tự nhiên.

D. Dầu mỏ.

 

Câu 6. Nhiên liệu tái tạo là:

A. Nhiên liệu mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được.

B. Nhiên liệu được hình thành từ các lớp có nguồn gốc thực vật.

C. Nhiên liệu tự nhiên, chỉ mất thời gian ngắn là có thể bổ sung được.

D. Nhiên liệu chứa hàm lượng lớn carbon và hydrocarbon, được tạo thành bởi quá trình phân huỷ kị khí của các loài sinh vật chết bị chôn vùi khoảng hơn 300 triệu năm.

 

Câu 7. Đâu là nguồn năng lượng không thể tái tạo được?

A. Năng lượng gió                 

B. Năng lượng mặt trời.

C. Thủy điện.            

D. Than đá.

 

Câu 8. Người ta khai thác than đá để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện để sản xuất điện. Lúc này, than đá được gọi là:

A. Vật liệu.                                                    

B. Nhiên liệu.

C. Nguyên liệu.                                                           

D. Vật liệu hoặc nguyên liệu.

 

Câu 9. Các nhiên liệu thường được dùng trong đun nấu là:

A. Khí đốt, than, gỗ.

B. Bếp điện.

C. Bếp hồng ngoại.

D. Bếp từ.

 

Câu 10. Dãy nào sau đây gồm các nhiên liệu?

A. Xăng, đá vôi, dầu hoả.

B. Xăng, khí gas, dầu hoả.

C. Dầu hoả, quặng, khí gas.

D. Dầu hoả, gỗ, quặng.

 

Câu 11. Nhận định nào sau đây về nhiên liệu là sai?

A. Là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.                                 

B. Đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất.                     

C. Có năng suất toả nhiệt thấp, gây độc hại cho môi trường.         

D. Nhiên liệu rắn gồm than mỏ, củi,...

 

Câu 12. Nhiên liệu khí gồm các chất:

A. Nến, cồn, khí than.

B. Nến, sáp, xăng.

C. Gas, biogas, khí than.

D. Củi, than đá, nến.

 

B. THÔNG HIỂU (11 câu)

 

Câu 1. Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

A. Nhiên liệu lỏng.

B. Nhiên liệu khí.

C. Nhiên liệu rắn.

D. Nhiên liệu hóa thạch.

 

Câu 2. Giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

A. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.

B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

C.Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

 

Câu 3. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây?

A. Xếp củi chồng lên nhau, càng sát nhau càng tốt. 

B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy.

C. Phơi củi cho thật khô.

D. Chẻ nhỏ củi.

 

Câu 4. Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải cung cấp không khí hoặc oxi:

A. Dư.

B. Thiếu.

C. Vừa đủ.

D. Cả B và C đều đúng.

 

Câu 5. Nhiên liệu lỏng chủ yếu được dùng cho:

A. Xây dựng và sản xuất giấy.

B. Nấu nướng và sưởi ấm.

C. Nghiên cứu khoa học.

D. Động cơ đốt trong, một phần nhỏ để đun nấu.

 

Câu 6. Xăng sinh học E5 chứa lần lượt bao nhiêu phần trăm thể tích cồn và xăng truyền thống?

A. 12% và 88%.

B. 10% và 90%.

C. 5% và 95%.

D. 3% và 97%.

 

Câu 7. An ninh năng lượng là:

A. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ.

B. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá cao.

C. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành rẻ.

D. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao.

 

Câu 8. Dãy nào sau đây gồm các nguồn năng lượng tái tạo?

A. Nhiên liệu hoá thạch, năng lượng mặt trời, thuỷ điện.            

B. Thuỷ điện, địa nhiệt, năng lượng gió.        

C. Nhiên liệu hạt nhân, thuỷ điện, địa nhiệt.

D. Thuỷ điện, năng lượng sinh học, nhiên liệu hạt nhân.          

 

Câu 9. Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả?

A. Để tránh cháy nổ, gây nguy hiểm đến người và tài sản.                      

B. Để tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường.

C. Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng nhiệt lượng do quá trình cháy tạo ra.                        

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 10. Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?

A. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng chục triệu năm, khó bổ sung.     

B. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng chục triệu năm, không bổ sung được.

C.  Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng nghìn năm, khó bổ sung.     

D. Vì nó được tạo ra trong thời gian dài, hàng nghìn năm, không bổ sung được.     

 

Câu 11. Việc làm nào sau đây tạo ra nhiều khí carbon dioxide – một loại khí gây hiệu ứng nhà kính nhất?

A. Đốt than.

B. Đốt khí thiên nhiên.

C. Đốt xăng dầu.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

 

C. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta nên sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas.

B.  Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.

C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.

D. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.

 

Câu 2. Tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa to thì nó cháy càng mạnh?

A. Gió làm cho đống lửa cháy mạnh hơn.

B. Gió thổi to làm tăng nhiệt độ của đống lửa khiến nó cháy mạnh hơn.

C. Gió cung cấp thêm oxygen nên đống lửa cháy mạnh hơn.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

 

Câu 3. Tại sao khi gió thổi mạnh vào ngọn nến thì ngọn nến tắt ngay?

A. Gió thổi tạt hết oxygen, thiếu oxygen nên ngọn nến tắt.

B. Gió thổi mạnh làm nhiệt độ ngọn nến hạ đột ngột xuống dưới nhiệt độ cháy nên ngọn nến tắt.

C. Gió thổi mạnh làm ngọn nến yếu dần nên tắt.

D. Tất cả các phương án trên.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như thế nào?

A. Khóa van an toàn ở bình gas. 

B. Mở hết cửa để khi gas bay ra ngoài.

C. Tuyệt đối không bật công tác điện, không đánh lửa.

D. Cả 3 đáp án trên.

 

Câu 2. Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Những chất thải này sẽ phân huỷ, theo thời gian sẽ sinh ra biogas. Khí này được thu lại và dẫn lên để lấy nhiên liệu phục vụ cho đun nấu hoặc chạy máy phát điện.

Theo em, việc thu gom chất thải sản xuất biogas có tác dụng gì?

A. Tiêu diệt mầm bệnh gây hại.

B.  Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

C. Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống, tiết kiệm tiền mua nhiên liệu.

D. Tất cả các ý trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay