Trắc nghiệm bài 12: Một số vật liệu

Hoá học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 12: Một số vật liệu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm bài 12: Một số vật liệu
Trắc nghiệm bài 12: Một số vật liệu

A. NHẬN BIẾT (13 câu)

Câu 1. Thế nào là vật liệu?

A. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, ...

B. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày.

C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.

D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.

 

Câu 2. Dãy nào dưới đây gồm các vật liệu?

A. Gốm, nhựa, cao su, thuỷ tinh.

B. Gốm, nhựa, xăng, gỗ.

C. Nhựa, xăng, dầu mỏ, cao su.

D. Quặng, dầu mỏ, cao su, thuỷ tinh.

 

Câu 3. Vật liệu nào sau đây không dẫn điện?

A. Gốm.

B. Nhôm.

C. Đồng.

D. Sắt.

 

Câu 4. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt?

A. Thủy tinh.         

B. Kim loại.           

C. Cao su.            

D. Gốm.

 

Câu 5. Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu nhân tạo là:

A.3                                 

B. 2                            

C. 5                                

D. 4

 

Câu 6.  Cho các vật liệu sau: nhựa, thủy tinh, gốm, đá vôi, thép. Số vật liệu tự nhiên là:

A. 1                                

B. 2                         

C. 3                              

D. 4

 

Câu 7. Dãy nào sau đây gồm các vật liệu làm từ kim loại?

A. Nồi, rổ, chai.

B. Chìa khoá, ốp điện thoại, bàn học.

C. Chiếc thìa, nồi, chìa khoá.

D. Muôi nhôm, chìa khoá, gấu bông.

 

Câu 8. Thủy tinh có tính chất gì?

A.Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, dễ bị ản mòn, bị gỉ.

B. Có tính dẻo và đàn hồi.

C. Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, ít bị ăn mòn và không bị gỉ.

D. Cả 3 đáp án trên.

 

Câu 9. Vật liệu gỗ có những tính chất nào sau đây?

A. Mềm dẻo, dẫn điện, trong suốt.

B. Bền, dễ tạo hình, dễ cháy.

C. Cứng, dễ uốn, dẫn nhiệt.

D. Đàn hồi, dễ uốn, dễ cháy.

 

Câu 10. Vật liệu gốm có tính chất nào sau đây?

A. Dẫn điện tốt.                                 

B. Dễ cháy.                     

C. Mềm dẻo.                          

D. Cứng.

 

Câu 11. Vật liệu nhựa có tính chất nào sau đây?

A. Mềm dẻo.                                 

B. Trong suốt.                     

C. Dễ uốn.                          

D. Cứng.

 

Câu 12. Quan sát hình và trả lời câu hỏi:

Tay cầm của phích cắm điện được làm bằng vật liệu gì?

A. Đồng.

B. Nhôm.

C. Nhựa.

D. Sắt.

 

Câu 13. Quan sát hình và trả lời câu hỏi:

Phần lõi dây điện được làm bằng vật liệu gì?

A. Đồng.

B. Nhôm.

C. Nhựa.

D. Sắt.

 

B. THÔNG HIỂU (10 câu)

 

Câu 1. Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện:

A. Phần vỏ nhựa của dây.

B. Phần đầu của đoạn dây.

C. Phần cuối của đoạn dây.

D. Phần lõi của dây.

 

Câu 2.  Mô hình 3R có nghĩa là gì?

A. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng.

B. Sử dụng các vật liệu ít gây ô nhiễm môi trường.

C. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm.

D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp.

 

Câu 3. Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện?

A. Dẫn nhiệt tốt.

B. Dẫn điện tốt.

C. Bền.

D. Rẻ.

 

Câu 4. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế?

A. Xi măng. 

B. Nhựa composite.

C. Thép xây dựng.

D. Thuỷ tỉnh.

 

Câu 5. Vật liệu nào sau đây có thể tái chế?

A. Nhựa.

B. Thuỷ tinh.

C. Thép xây dựng.

D. Cả 3 đáp án trên.

 

Câu 6. Vật liệu nào sau đây được dùng để sản xuất xoong, nồi nấu thức ăn?

A. Nhựa.               

B. Gỗ.                    

C. Kim loại.                    

D. Thủy tinh.

 

Câu 7. Vật liệu nào sau đây được dùng để sản xuất chai,lọ?

A. Nhựa.                

B. Gỗ.                    

C. Kim loại.                    

D. Thủy tinh.

 

Câu 8. Vật liệu nào sau đây được làm lốp xe, đệm?

A. Cao su.                

B. Thủy tinh.                   

C. Nhựa.                       

D. Kim loại.

 

Câu 9. Vật dụng nào sau đây được xem là thân thiện với môi trường?

A. Pin.

B. Túi ni lông.

C. Ống hút làm từ bột gạo.

D. Máy tính.

 

Câu 10. Vật liệu nào dưới đây được sử dụng ngoài mục đích xây dựng còn hướng tới bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển bền vững:

A. Gỗ tự nhiên.                               

B. Gạch không nung.      

C.  Kim loại.

D. Gạch chịu lửa.

 

C. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa?

A. Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế.

B. Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường.

C. Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

 

Câu 2. Từ thực tế cùng với việc tìm hiểu qua sách báo, internet, hãy cho biết đâu là cách sử dụng đồ vật bằng nhựa an toàn?

A. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng nước uống, thực phẩm hay thức ăn.

B. Không sử dụng các loại hộp nhựa để đựn thực phẩm ở nhiệt độ cao.

C. Hạn chế cho trẻ em chơi đồ chơi làm bằng nhựa.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 3. Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới là một số vật dụng được làm từ nhựa và thời gian phân huỷ của nó.

Hãy đề xuất các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa?

A. Hạn chế tối đa việc dùng vật liệu nhựa.

B. Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân huỷ, thân thiện với môi trường.

C. Tích cực phân loại rác thải, trong đó có rác thải nhựa để tái chế.

D. Tất cả các phương án trên.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Vải may quần áo thường được làm từ sợi bông hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông có đặc tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer. Vậy làm thể nào ta có thể phân biệt được hai loại vải này?

A. Đem đốt.

B. Nhúng vào nước.

C. Dùng tay sờ.

D. Nhìn bằng mắt.

 

Câu 2.  Đâu là cách làm không hợp lí khi xử lí đồ dùng bỏ đi trong gia đình?

A. Với quần áo cũ: đem quyên góp, cắt may thành quần áo, vật dụng mới, làm đồ chơi (búp bê vài,…).                               

B. Với pin điện hỏng: vứt vào thùng rác của gia đình.      

C.  Với chai nhựa, chai thuỷ tinhm túi nylon: làm sạch và dùng lại nhiều lần.

D. Với giấy vụn: làm giấy gói, đóng góp kế hoạch nhỏ,...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay