Trắc nghiệm bài 15: Một số lương thực - thực phẩm

Hoá học 6 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Một số lương thực - thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Lúa gạo.                                       

B. Ngô.

C. Mía.                                              

D. Lúa mì. 

 

Câu 2. Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Vitamin.                                                   

B. Carbohydrate (chất đường, bột).

C. Lipit (chất béo).                                       

D. Protein (chất đạm).

 

Câu 3. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Thịt.                                                       

B. Gạo.

C. Rau xanh.                                               

D. Gạo và rau xanh.

 

Câu 4. Các lương thực - thực phẩm giàu chất bột, đường là gì?

A. Đường.

B. Bánh mì.

C. Cơm.

D. Thịt.

 

Câu 5.  Đối với cơ thể con người, chất nào là quan trọng nhất ?

A. Chất bột, đường.

B. Chất béo.

C. Chất đạm.

D. Tất cả đều quan trọng.

 

Câu 6. Cây trồng nào sau đây được coi là cây lương thực ?

A. Dừa.

B. Mía.

C. Lúa.

D. Thốt nốt.

 

Câu 7. Đâu là tên gọi chung của nhóm chất chứa tinh bột, đường và chất xơ?

A. Vitamin.

B. Carbonhydrate.    

C. Lipid.

D. Protein. 

 

Câu 8. Chất có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống là:

A. Carbonhydrate.

B. Vitamin.    

C. Chất đạm.

D. Chất béo. 

 

Câu 9. Chất có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng chính cần thiết cho các hoạt động sống là:

A. Carbonhydrate.

B. Vitamin.    

C. Chất đạm.

D. Chất béo.

 

Câu 10. Chất có vai trò cấu tạo nên cơ thể sinh vật, tham gia cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống là:

A. Carbonhydrate.

B. Vitamin.    

C. Chất đạm.

D. Chất béo. 

 

Câu 11. 4 nhóm dinh dưỡng chính mà con người cần là:

A. Carbonhydrate, protein, lipid và oxygen.

B. Carbonhydrate, protein, lipid và vitamin.

C. Carbonhydrate, oxygen, lipid và oxygen.

D. Carbonhydrate, protein, vitamin và oxygen.

 

Câu 12. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về các nhóm chất dinh dưỡng?

A. Có 3 nhóm chất dinh dưỡng: carbonhydrate, protein, lipid.

B. Tuỳ vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mỗi người mà cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.

C. Tuỳ vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mỗi người mà cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ giống nhau.

D. Các nhóm chất dinh dưỡng đều có vai trò chung.

 

Câu 13. Hãy cho biết đâu là nguồn cung cấp đạm?

A. Chỉ có ở động vật.                                       

B. Chỉ có ở thực vật.

C. Có cả ở động vật và thực vật.                                              

D. Cả ba phương án trên đều sai. 

 

Câu 14. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về chất đạm?

A. Không có vai trò cấu tạo, duy trì và.       

B. Không cần thiết cho sự chuyển hoá các chất dinh dưỡng.                          

C. Có vai trò dự trữ chất dinh dưỡng.             

D. Có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể.     

            

Câu 15. Nhận định nào không đúng về đường?

A. Là một loại carbonhydrate.

B. Cung cấp rất ít năng lượng.

C. Có nhiều trong cây mía, thốt nốt, củ cải đường,...

D. Đường trắng được làm từ mía.        

 

B. THÔNG HIỂU (13 câu)

 

Câu 1. Carbonhydrate có nhiều trong những thực phẩm nào?

A. Cà chua, nho, cam, cà rốt, rau xanh.

B. Dầu ăn, thịt mỡ, dầu ô liu.    

C. Trứng, thịt, cá, các loại đậu.

D. Cơm, bánh mì, ngô, khoai.

 

Câu 2. 1g carbonhydrate có thể cung cấp cho cơ thể bao nhiêu kcal năng lượng?

A. 50 kcal.

B. 40 kcal.    

C. 5 kcal.

D. 4 kcal.

 

Câu 3. Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì?

A. zinc (kẽm).                       

B. calcium (canxi).

C. iodine (iot).                           

D. phosphorus (photpho).

 

Câu 4. Tại sao phải thu hoạch lúa đúng thời vụ?

A. Đảm bảo hạt gạo có chất lượng tốt nhất.

B. Tránh bị hao phí khi thu hoạch vì nếu thu hoạch vào lúc lúa chín quá thì hạt lá rơi rụng ra đất rất nhiều.

C. Chuẩn bị đất, kịp thời làm vụ khác.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 5. Lứa tuổi từ 11-15 tuổi có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là:

A. Calcium.                             

B. Protein.

C. Chất béo.                              

D. Carbohydrate.

 

Câu 6. Đâu là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?

A. Thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại.

 B. Thực phẩm nhiễm khuẩn.

C. Thực phẩm quá hạn sử dụng.

D. Cả ba phương án trên đều đúng.

 

Câu 7. Nhiệt độ nào là an toàn trong nấu nướng, vi khuẩn bị tiêu diệt?

A. 80oC – 100oC.

B. 50oC - 60oC.

C. 100oC - 180oC.

D. 100oC - 115oC.

 

Câu 8. Thời gian bảo quản trứng tươi trong tủ lạnh là:

A. 3 – 5 ngày.

B. 2 – 4 tuần.

C. 24 giờ.

D. 1 – 2 tuần.

 

Câu 9. Đâu là nhóm thực phẩm chứa carbonhydrate không tốt?

A. Rau, củ, quả.

B. Ngũ cốc.

C. Các loại hạt.

D. Đồ ăn chiên.

 

Câu 10. Vitamin nào không tan được trong chất béo?

A. Vitamin E.                           

B. Vitamin D.

C. Vitamin B.                         

D. Vitamin A.

 

Câu 11. Vitamin tốt cho mắt là:

A.Vitamin A.                           

B. Vitamin D.

C. Vitamin K.                          

D. Vitamin B.

 

Câu 12. Nhóm vitamin nào tốt nhất cho xương ?

A. Vitamin A.

B. Vitamin C.

C. Vitamin D.

D. Vitamin E.

 

Câu 13. Chế độ ăn hợp lí là:

A. Chế độ ăn có thế cung cấp được cho cơ thể đầy đủ năng lượng cần thiết.

B. Chế độ ăn có thế cung cấp được cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất thiết yếu.

C. Chế độ ăn giúp cải thiện và nâng cao sức khoẻ.

D. Tất cả các phương án trên.

 

C. VẬN DỤNG (3 câu)

 

Câu 1. Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm gồm:

A. Tránh để lẫn lôn thực phẩm sống với thực phẩm cần nấu chín.

B. Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng.

C. Rau, quả, thịt, cá.. phải mua tươi hoặc ướp lạnh.

D. Tất cả các câu trên đều đúng.

 

Câu 2. Khi cơ thể thiếu iot sẽ dễ mắc bệnh gì?

A. Bệnh tim.

B. Bệnh về tuyến giáp.

C. Bệnh thận.

D. Bệnh về xương khớp.

 

Câu 3. Theo em, nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Độ tuổi.

B. Giới tính.

C. Hoạt động nghề nghiệp.

D. Tất cả các phương án trên.

 

D. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

 

Câu 1. Tại sao người ta khuyến nghị không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất béo?

A. Gây ra hiện tượng thừa lipid. Lipid bị dự trữ trong máu, gan gây ra tắc nghẽn mạch máu.

B. Dễ mắc bệnh béo phì.

C. Dễ mắc bệnh tiểu đường.

D. Tất cả các phương án trên.

 

Câu 2. Khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải làm gì?

A. Có thể kích thích họng để tạo phản ứng nôn, nôn ra hết thực phẩm đã dùng.

B. Dừng ăn ngay thực phẩm đó.

C. Pha orezol với nước cho người bị ngộ độc uống đề tránh mất nước và trung hòa chất độc trong cơ thể.

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hóa học 6 kết nối tri thức với cuộc sống - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay