Phiếu trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức Bài 19: dãy hoạt động hóa học

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: dãy hoạt động hóa học. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG VI: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

BÀI 19: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC

(25 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Kim loại đứng sau sắt trong dãy hoạt động hóa học là:

  1. Al.
  2. Mg.
  3. Cu.
  4. Na.

Câu 2: Dựa vào dãy hoạt động hoá học của kim loại, kim loại mạnh nhất là

  1. K.
  2. Cu.
  3. Na.
  4. Au.

Câu 3: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở điều kiện thường?

  1. Cu.
  2. Fe.
  3. Na.
  4. Al.

Câu 4: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

  1. FeCl2.
  2. NaCl.
  3. MgCl2.
  4. CuCl2.

Câu 5: Trong các kim loại: Al, Mg, Fe và Cu, kim loại có mức độ hoạt động mạnh nhất là

  1. Cu
  2. Mg
  3. Fe
  4. Al

Câu 6: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Cu?

  1. HCl
  2. HNO3 loãng
  3. H2SO4 loãng
  4. KOH

Câu 7: Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?

  1. CuSO4
  2. Na2SO4
  3. MgSO4
  4. K2SO4

Câu 8: Cho dãy các kim loại K, Zn, Ag, Al, Fe. Số kim loại đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 9: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl2?

  1. Mg.
  2. Al.
  3. Zn.
  4. Cu.

Câu 10: Chọn phương án trả lời sai

Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết:

  1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
  2. Kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ đều phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2
  3. Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dung dịch acid (HCl, H2SO4 loãng, …) giải phóng khí H2
  4. Kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Từ Cu và hoá chất nào dưới đây để thu được CuSO4?

  1. MgSO4
  2. Al2(SO4)3
  3. H2SO4 loãng
  4. H2SO4 đặc, nóng

Câu 2: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần là:

  1. Ag, Fe, Zn, Al, Mg, K.
  2. K, Mg, Al, Zn, Fe, Ag.
  3. Ag, Al, Zn, Fe, Mg, K.
  4. K, Mg, Fe, Zn, Al, Ag.

Câu 3: Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 để tạo ra kim loại đồng là:

  1. Zn, Al, Fe, Cu.
  2. Zn, Al, Fe, Ag.
  3. Zn, Mg, Al, Fe.
  4. Cu, Fe, Al.

Câu 4: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với oxygen ở nhiệt độ thường?

  1. Ag.
  2. Zn.
  3. Al.
  4. Fe.

Câu 5: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây tác dụng mạnh với H2O?

  1. Fe.
  2. Ba.
  3. Cu.
  4. Mg.

Câu 6: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là

  1. 4
  2. 3
  3. 1
  4. 2

Câu 7: Cho hỗn hợp kim loại Al, Fe và Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, chất rắn thu được sau phản ứng là

  1. Fe.
  2. Al.
  3. Cu.
  4. Al và Cu.

Câu 8: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

  1. Fe
  2. Zn
  3. Cu
  4. Mg

Câu 9: Cho các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

  1. ZnSO4 và Mg
  2. CuSO4 và Ag
  3. CuCl2 và Al
  4. CuSO4 và Fe

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là:

  1. Na, Al, Cu, Mg.
  2. K, Na, Al, Ag.
  3. Na, Fe, Cu, Mg.
  4. Zn, Mg, Na, Al.

Câu 2: Có các cặp chất sau:

(1)   Ag và H2SO4 loãng;

(4) Fe và H2SO4 đặc, nguội;

(2)   Al và HCl;

(5) Cu và AgNO3;

(3)   Zn và MgCl2;

(6) Cu và H2SO4 đặc, nóng.

Những cặp nào không có phản ứng xảy ra?

  1. (1), (4), (6).
  2. (2), (3), (5), (6).
  3. (1), (3), (4).
  4. (4), (5), (6).

Câu 3: Phản ứng có thể chứng minh được Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học là

  1. cho Fe và Cu tác dụng với HNO3.
  2. cho Fe và Cu tác dụng với H2SO4 đặc.
  3. cho Fe tác dụng với dung dịch CuSO4.
  4. cho Cu tác dụng với dung dịch FeSO4.

Câu 4: Một học sinh tiến hành thí nghiệm: Nhúng một thanh đồng vào dung dịch AgNO3, sau một lúc nhúng tiếp một thanh sắt vào dung dịch này đến phản ứng hoàn toàn. Sau khi thí nghiệm kết thúc, học sinh đó rút ra các kết luận sau :

(I) Dung dịch thu được sau phản ứng có màu xanh nhạt.

(II) Khối lượng thanh đồng bị giảm sau phản ứng.

(III) Khối lượng thanh sắt tăng lên sau phản ứng.

Kết luận không đúng là

  1. (I).
  2. (II).
  3. (III).
  4. (I) (II) và (III).

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

=> Giáo án KHTN 9 kết nối Bài 19: Dãy hoạt động hoá học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay