Phiếu trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức Bài 27: Acetic acid

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27. Acetic acid. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Bài 27. ACETIC ACID

(20 CÂU)

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Công thức phân tử của acetic acid là

  1. CH4O.
  2. C2H4O2.
  3. C2H6O.
  4. CH2O2.

Câu 2: Acetic acid có công thức là

  1. HCOOH.
  2. C2H5COOH.
  3. CH2=CHCOOH.
  4. CH3COOH.

Câu 3: Giấm ăn là dung dịch acetic acid có nồng độ là

  1. 2% - 5%.
  2. 5% - 9%.
  3. 9% -12%.
  4. 12% -15%.

Câu 4: Chất nào sau đây làm quỳ tím đổi màu?

  1. CH3COOH.
  2. CH3CH2OH.
  3. CH2 = CH2.
  4. CH3OH.

Câu 5: Hình ảnh dưới đây là mô hình phân tử chất nào?

  1. C2H5OH.
  2. CH3COOH.
  3. CH3OH.
  4. HCOOH.

Câu 6:  Số liên kết đơn và đôi trong phân tử acetic acid lần lượt là

  1. 6 và 1.
  2. 5 và 1.
  3. 6 và 2.
  4. 5 và 2.

Câu 7: Tính chất vật lý của acetic acid là

  1. chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.
  2. chất lỏng, màu trắng, vị chua, tan vô hạn trong nước.
  3. chất lỏng, không màu, vị đắng, tan vô hạn trong nước.
  4. chất lỏng, không màu, vị chua, không tan trong nước.

Câu 8: Acetic acid có tính acid vì trong phân tử

  1. có chứa nhóm – OH.
  2. có chứa nhóm – OH liên kết với nhóm C = O tạo thành nhóm -COOH
  3. có chứa nhóm – C = O.
  4. có chứa nhóm -COOH.

Câu 9: Trong công nghiệp một lượng lớn acetic acid được điều chế bằng cách

  1. oxi hóa methane có xúc tác và nhiệt độ thích hợp
  2. oxi hóa ethylene có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
  3. oxi hóa ethane có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
  4. oxi hóa butane có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
  5. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Giấm ăn làm quỳ tím chuyển thành màu gì?

  1. Màu xanh.
  2. Màu đỏ.
  3. Màu đen.
  4. Màu vàng.

Câu 2: Khi bị ong đốt, để giảm đau, giảm sưng, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào sau đây để bôi trực tiếp lên vết thương?

  1. nước vôi.
  2. nước muối.
  3. Cồn.
  4. giấm.

Câu 3: Biết tỉ khối hơi của X so với khí methane là 3,75. Công thức phân tử của X là

  1. C2H4O2.
  2. C3H8O.
  3. CH4O.
  4. C2H6O.

Câu 4: Phản ứng giữa Acetic acid với dung dịch base thuộc loại

  1. phản ứng oxi hóa - khử.
  2. phản ứng hóa hợp.
  3. phản ứng phân hủy.
  4. phản ứng trung hòa.

Câu 5: Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là ( không xảy ra phản ứng hóa học với nhau)

  1. CH3COOH và NaOH.
  2. CH3COOH và H3PO4.
  3. CH3COOH và Ca(OH)2.
  4. CH3COOH và Na2CO3.

Câu 6:  Một số carboxylic acid như  oxalic acid, tactric acid… gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu?

  1. Nước vôi trong.
  2. Giấm ăn.
  3. Phèn chua.
  4. Muối ăn.
  5. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Để phân biệt dung dịch CH3COOH và C2H5OH ta dùng

  1. Na.
  2. Zn.
  3. K.
  4. Cu.

Câu 2: Cho 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Dung dịch sau phản ứng có khả năng

  1. làm quỳ tím hóa xanh.
  2. làm quỳ tím hóa đỏ.
  3. không làm quỳ tím đổi màu.
  4. tác dụng với Mg giải phóng khí H2.

Câu 3: Cho 30 gam acetic acid tác dụng với lượng dư ethylic alcohol thu được 27,5 gam ethyl acetate. Hiệu suất của phản ứng là

  1. 60%
  2. 62,5%
  3. 75%

=> Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Hoá học Bài 27: Acetic acid

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay