Phiếu trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức Bài 29: Carbohydrate. Glucose và saccharose

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 29. Carbohydrate. Glucose và saccharose. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Bài 29. CARBOHYDRATE. GLUCOSE VÀ SACCHAROSE

(38 CÂU)

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (20 CÂU)

Câu 1: Carbohydrate được tạo thành từ những nguyên tố nào?

  1. C, H, O, N.
  2. C, H.
  3. C, H, O.
  4. C, H, N.

Câu 2: Công thức chung của carbohydrate là

  1. Cn(H2O)m.
  2. [C(HO)2]n.
  3. (CHON)n.
  4. (CHO)n.

Câu 3: Glucose là một carbohydrate có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucose là:

  1. C2H4O2.
  2. (C6H10O5)n.
  3. C12H22O11.
  4. C6H12O6.

Câu 4: Số nguyên tử oxygen trong phân tử glucose là

  1. 12.
  2. 6.
  3. 5.
  4. 10

Câu 5: Số nguyên tử hydrogen trong phân tử glucose là

  1. 11.
  2. 22.
  3. 6.
  4. 12.

Câu 6: Saccharose là một carbohydrate có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường. Công thức phân tử của saccharose là

  1. C6H12O6.
  2. (C6H10O5)n
  3. C12H22O11.
  4. C2H4O2.

Câu 7: Chất có chứa nguyên tố oxygen là

  1. saccharose.
  2. acetylene.
  3. ethylene.
  4. methane.

Câu 8: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây dễ tan trong nước?

  1. Methane.
  2. Lipid.
  3. Glucose.
  4. Acetylene.

Câu 9: Chất phản ứng được với AgNO3/NH3, đun nóng tạo ra kim loại Ag là

  1. glucose.
  2. saccharose.
  3. acetic acid.
  4. ethylic alcohol.

Câu 10: Trong điều kiện thích hợp glucose lên men tạo thành khí CO2

  1. C2H5OH.
  2. CH3COOH.
  3. HCOOH.
  4. CH3CHO.

Câu 11: Glucose có nhiều nhất trong

  1. Củ cải
  2. Mật ong
  3. Quả nho chín
  4. Thân cây mía

Câu 12: Trong máu người luôn chứa một lượng glucose không đổi có nồng độ

  1. 0,2%
  2. 0,15%
  3. 0,1%
  4. 0,05%

Câu 13: Chất nào sau đây dùng làm nguyên liệu điều chế trực tiếp ethylic alcohol?

  1. Ethane
  2. Acetylene
  3. Methane
  4. Glucose

Câu 14: Glucose không thuộc loại

  1. Disaccharide
  2. Monosaccharide
  3. Carbohydrate
  4. Hợp chất tạp chức

Câu 15: Loại đường nào sau đây được dùng để pha huyết thanh, truyền tĩnh mạch người bệnh?

  1. Saccharose.
  2. Fructose.
  3. Glucose
  4. Acetic acid.

Câu 16: Saccharose có tính chất vật lí là

  1. chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, khó tan trong nước.
  2. chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
  3. chất rắn kết tinh, màu vàng nhạt, vị ngọt, dễ tan trong nước.
  4. chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, không tan trong nước lạnh.

Câu 17: Saccharose có nhiều ở các loại thực vật như

  1. mía, củ cải đường, thốt nốt.
  2. bông, tơ tằm.
  3. gạo, ngô, khoai.
  4. mật ong, quả nho chín.

Câu 18: Saccharose có những ứng dụng trong thực tế là:

A.Nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc

B.Nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người

C.Làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích

D.Làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm

Câu 19: Loại thực phẩm không chứa nhiều saccharose là

  1. đường phèn.
  2. mật mía.
  3. mật ong.
  4. đường kính

Câu 20: Saccharose và glucose đều thuộc loại :

  1. monosaccharide.
  2. disaccharide.
  3. polysaccharide.
  4. carbohydrate.
  5. THÔNG HIỂU (13 CÂU)

Câu 1: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

  1. Glucose.
  2. Saccharose.
  3. Fructose.
  4. Sodium chloride.

Câu 2: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là

  1. ethyl acetate.
  2. glucose.
  3. acetic acid.
  4. saccharose.

Câu 3: Tính chất nào là tính chất vật lí của glucose?

  1. Chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
  2. Chất rắn màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước.
  3. Chất rắn không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
  4. Chất kết tinh, màu trắng, vị ngọt, dễ tan trong nước.

Câu 4: Chất hữu cơ X có các tính chất sau: (1) ở điều kiện thường là chất rắn kết tinh, (2) tan nhiều trong nước. X là chất nào sau đây ?

  1. Ethylene.
  2. Glucose.
  3. Lipid.
  4. Acetic acid.

Câu 5: Glucose tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?

  1. Phản ứng trùng hợp.
  2. Phản ứng lên men rượu.
  3. Phản ứng xà phòng hóa.
  4. Phản ứng este hóa.

Câu 6: Saccharose tham gia phản ứng hóa học nào sau đây?

  1. Phản ứng tráng gương.
  2. Phản ứng thủy phân.
  3. Phản ứng xà phòng hóa.
  4. Phản ứng ester hóa.

Câu 7: Chất X là một gluxit có phản ứng thủy phân: X + H2O  Y + Z

X có công thức phân tử nào sau đây?

  1. Glucose.
  2. Tinh bột.
  3. Saccharose.
  4. Cellulose.

Câu 8: Saccharose có những ứng dụng trong thực tế là

  1. nguyên liệu trong công nghiệp thực phẩm, thức ăn cho người, pha chế thuốc.
  2. nguyên liệu sản xuất thuốc nhuộm, sản xuất giấy, là thức ăn cho người.
  3. làm thức ăn cho người, tráng gương, tráng ruột phích.
  4. làm thức ăn cho người, sản xuất gỗ, giấy, thuốc nhuộm.

Câu 9: Tại sao khi để đoạn mía lâu ngày trong không khí ở đầu đoạn mía thường có mùi ethylic alcohol?

  1. Đường saccharose có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành glucose, sau đó thành ethylic alcohol.
  2. fructose có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành glucose, sau đó thành ethylic alcohol.
  3. Đường saccharose có trong mía sẽ bị vi khuẩn và hơi nước có trong không khí lên men chuyển thành ethylic alcohol.
  4. Đường glucose bị chuyển thành ethylic alcohol.

Câu 10: Điều nào sau đây sai khi nói về saccharose?

  1. Trong phân tử chứa 12 nguyên tử C
  2. Phân tử ở dạng mạch thẳng
  3. Hòa tan được Cu(OH)2 điều kiện thường
  4. Tham gia phản ứng thủy phân

Câu 11: Saccharose có thể tác dụng với

  1. H2 (xúc tác Ni, to).
  2. dung dịch AgNO3/NH3
  3. Cu(OH)2
  4. dung dịch NaOH.

Câu 12: Khi đun nóng dung dịch saccharose với dung dịch acid, thu được dung dịch có phản ứng tráng gương, do

  1. saccharose chuyển thành maltose.
  2. saccharose bị thủy phân thành glucose và fructose.
  3. dung dịch acid đó có khả năng phản ứng.
  4. phân tử saccharose có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

Câu 13: Các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là

  1. chất béo, acetic acid.
  2. saccharose, ethylic alcohol.
  3. saccharose, chất béo.
  4. glucose, saccharose.
  5. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(1) Có trong thân cây mía, củ cải đường, …

(2) Có công thức phân tử là C6H12O6.

(3) Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước.

(4) Có phản ứng tráng bạc.

(5) Có phản ứng lên men tạo thành ethylic alcohol.

(6) Dùng để pha chế thuốc.

Số phát biểu đúng về glucose là

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 2: Cho các phát biểu sau:

(1) Có trong thân cây mía, củ cải đường, …

(2) Có công thức phân tử là C12H22O11.

(3) Là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, tan tốt trong nước.

(4) Có phản ứng tráng bạc.

(5) Có phản ứng với dung dịch H2SO4, đun nóng.

(6) Dùng để pha chế thuốc.

Số phát biểu đúng về saccharose là

  1. 6.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 3: Lên men hoàn toàn dung dịch chứa m gam glucose thu được dung dịch chứa 23 gam ethylic alcohol. Giá trị của m là

  1. 30 gam
  2. 35 gam
  3. 40 gam
  4. 45 gam
  5. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Chất hữu cơ A có các tính chất sau: Chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. Vậy chất hữu cơ A là

  1. Ethane
  2. Glucose
  3. Chất béo
  4. Acetic acid

Câu 2: Từ 1 tấn nước mía chứa 13% saccharose có thể thu được bao nhiêu kg saccharose? Cho biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%.

  1. 104 kg

=> Giáo án điện tử KHTN 9 kết nối - Phân môn Hoá học Bài 29: Carbohydrate. Glucose và saccharose

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay