Phiếu trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức Bài 35: Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 35. Khai thác nhiên liệu hóa thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Bài 35. KHAI THÁC NHIÊN LIỆU HÓA THẠCH. NGUỒN CARBON. CHU TRÌNH CARBON VÀ SỰ ẤM LÊN TOÀN CẦU

(18CÂU)

  1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
  2. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch?

  1. Khí tự nhiên.
  2. Dầu mỏ.
  3. Than đá.
  4. Ethanol.

Câu 2: Nhiên liệu hóa thạch

  1. là nguồn nhiên liệu tái tạo.
  2. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật.
  3. được tạo thành từ quá trình phân hủy các sinh vật chôn vùi hàng triệu năm trước.
  4. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá.

Câu 3: Có mấy loại trạng thái của nhiên liệu hóa thạch?

A.1

B.2

C.3

D.4

Câu 4: Nhiên liệu hóa thạch dạng lỏng là

  1. than đá.
  2. dầu mỏ.
  3. methane.
  4. khí dầu mỏ.

Câu 5: Dạng tồn tại của carbon trong tự nhiên ở dạng đơn chất là

  1. than chì, kim cương.
  2. than chì, khí carbonic.
  3. carboxylic acid.
  4. Đá vôi.

Câu 6:  Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất là do

  1. bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
  2. đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.
  3. sự thay đổi khí hậu nên thảm thực vật có xu hướng giảm dân quang hợp và tăng dân hô hấp.
  4. động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.

Câu 7: Điền vào chỗ trống: Hiệu ứng gây ra nhiều ảnh hưởng .... đến tự nhiên và sự sống của con người trên Trái Đất?

  1. Tích cực
  2. Tiêu cực
  3. Mới lạ
  4. Tốt.

Câu 8: Trong chu trình carbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?

  1. Hô hấp của sinh vật.
  2. Quang hợp của cây xanh.
  3. Phân giải chất hữu cơ.
  4. Khuếch tán từ ngoài vào.
  5. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển?

  1. phá rừng ngày càng nhiều
  2. đốt nhiên liệu hóa thạch
  3. phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải
  4. sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển

Câu 2: CO2 từ sinh vật được trả lại môi trường thông qua quá trình nào?

  1. quang hợp
  2. hô hấp
  3. phân giải xác động vật, thực vật
  4. hô hấp, phân giải xác động vật, thực vật

Câu 3: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen

  1. dư.
  2. thiếu.
  3. tùy ý.
  4. vừa đủ.

Câu 4: Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là:

  1. làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
  2. tăng cường chu trình carbon trong hệ sinh thái
  3. kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
  4. làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai

Câu 5: Carbon đi vào chu trình carbon dưới dạng

  1. Các hợp chất của carbon thông qua quang hợp.
  2. Carbon dioxide (CO2) thông qua quang hợp.
  3. Carbon oxide (CO) thông qua quá trình hô hấp.
  4. Carbon dioxide (CO2) thông qua quá trình hô hấp.
  5. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào dưới đây?

  1. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas.
  2. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất.
  3. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
  4. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide.

Câu 2: Lợi ích nào không phải là lợi ích của sử dụng nhiên liệu an toàn và hiệu quả?

  1. Tránh cháy nổ, gây nguy hiểm đến người và tài sản.
  2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  3. Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.
  4. Tăng lượng carbon dioxide thải vào môi trường.

Câu 3: Gas, nhiên liệu phổ biến hiện nay có thành phần chính là propane và butane. Nhiệt lượng giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg một loại gas là khoảng 50 400 kJ. Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1 độ thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4 200 J. Để đun sôi 30 kg nước từ nhiệt độ 20oC cần cung cấp bao nhiêu kJ nhiệt?

  1. 2520 kJ.

=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 35: Khai thác nhiên liệu hoá thạch. Nguồn carbon. Chu trình carbon và sự ấm lên toàn cầu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay