Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 1

ĐỀ SỐ 01:

Câu 1: Trong chu trình nguyên phân, giai đoạn nào là thời điểm các nhiễm sắc thể tự sao chép?

A. Kì trung gian.   

B. Kì đầu.

C. Kì giữa.   

D. Kì sau.

Câu 2: Ở pha giữa của nguyên phân, các nhiễm sắc thể kép được sắp xếp thành bao nhiêu hàng trên mặt phẳng xích đạo?

A. 4 hàng.   

B. 3 hàng.   

C. 2 hàng.   

D. 1 hàng.

Câu 3: Trong giai đoạn cuối của nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái nào?

A. Đóng xoắn cực đại.    

B. Bắt đầu đóng xoắn.    

C. Dãn xoắn.         

D. Bắt đầu tháo xoắn.

Câu 4: Kết thúc quá trình nguyên phân, mỗi tế bào con chứa nhiễm sắc thể với số lượng là:

A. lưỡng bội ở trạng thái đơn.   

B. lưỡng bội ở trạng thái kép.   

C. đơn bội ở trạng thái đơn.      

D. đơn bội ở trạng thái kép.

Câu 5: Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra chủ yếu ở:

A. tế bào sinh dưỡng.               

B. tế bào sinh dục vào thời kì chín.     

C. tế bào mầm sinh dục.           

D. tợp tử và tế bào sinh dưỡng.

Câu 6:  Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.   

B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.    

C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.  

D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Câu 7: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

A. Lưỡng bội ở trạng thái đơn.           

B. Đơn bội ở trạng thái đơn.

C. Lưỡng bội ở trạng thái kép.            

D. Đơn bội ở trạng thái kép.

Câu 8: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là

A. mất một đoạn lớn NST.

B. lặp đoạn NST.

C. chuyển đoạn nhỏ NST.

D. đảo đoạn NST.

Câu 9: Đột biến đảo đoạn là:

A. ABCDE*FGH-->ABABCDE*FGH.

B. ABCDE*FGH-->ABDE*FGH.

C. ABCDE*FGH-->ABE*FCDGH.

D.  ABCDE*FGH-->ABCDGF*EH.

Câu 10: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gene của nhiễm sắc thể?

A. Đảo đoạn.

B. Lặp đoạn.

C. Mất đoạn

D. Chuyển đoạn không tương hỗ.

Câu 11: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm:

(1). lặp đoạn,         

(2). thể một nhiễm,

(3). thể tam bội,     

(4). chuyển đoạn, 

(5) đảo đoạn,

(6). mất đoạn, 

(7). thể ba nhiễm,

(8) thể tứ bội, 

(9). thêm đoạn.

Các phương án đúng là:

A. (4), (5), (6), (9).

B. (1), (4), (5), (6).

C. (1), (4), (5), (9).

D. (2), (3), (7), (8).

Câu 12: Một NST có trình tự các gene là ABCDEFG.HI bị đột biến thành NST có trình tự các gene là CDEFG.HI. Đây là dạng đột biến nào?

A. Mất đoạn.

B. Chuyển đoạn.

C. Đảo đoạn.

D. Lặp đoạn.

Câu 13:  Số NST trong tế bào là thể tam nhiễm ở người là

A. 47 chiếc NST.  

B. 47 cặp NST.     

C. 45 chiếc NST.   

D. 45 cặp NST.

Câu 14: Số lượng NST trong tế bào của thể 3n ở đậu Hà Lan (2n = 14) là

A. 14.                   

B. 21.                   

C. 28.                   

D. 35.

Câu 15: Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBb × aabb cho đời con có bao nhiêu loại kiểu gene?

A. 1.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Câu 16: ........................................

........................................

........................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay