Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 cánh diều Bài 42: Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 42: Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
Chủ đề 12: TIẾN HOÁ
Bài 42: GIỚI THIỆU VỀ TIẾN HOÁ, CHỌN LỌC NHÂN TẠO
VÀ CHỌN LỌC TỰ NHIÊN
(21 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Tiến hoá là
- sự thay đổi tính trạng của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- sự thay đổi vốn gene của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- sự thay đổi mRNA của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- sự thay đổi vốn gene của quần xã từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 2: Chọn lọc nhân tạo là
A. Quá trình con người chọn những cá thể cây trồng mang đặc tính mong muốn để nhân giống và loại bỏ các cá thể khác.
B. Quá trình con người chọn những cá thể vật nuôi mang đặc tính mong muốn để nhân giống và loại bỏ các cá thể khác.
C. Quá trình con người chọn những cá thể vật nuôi, cây trồng mang đặc tính ngẫu nhiên để nhân giống và loại bỏ các cá thể khác.
D. Quá trình con người chọn những cá thể vật nuôi, cây trồng mang đặc tính mong muốn để nhân giống và loại bỏ các cá thể khác.
Câu 3: Sự tiến hóa thường xảy ra trong _______
- vài tuần.
- trong hàng triệu năm.
- vài năm.
- không bao giờ xảy ra.
Câu 4: Nếu sinh vật không thể thích nghi đủ nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường, điều này có thể xảy ra
- không thay đổi.
- tiến hóa.
- dẫn tới tuyệt chủng.
- sống lâu hơn.
Câu 5: Lựa chọn đáp án đúng nhất về khái niệm chọn lọc tự nhiên?
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình làm tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gene khác nhau trong quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gene khác nhau trong quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sống sót của các kiểu gene khác nhau trong quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gene khác nhau trong quần thể.
Câu 6: Quy mô của chọn lọc nhân tạo là
- Phạm vi vật nuôi, cây trồng.
- Phạm vi sinh giới.
- Giới động vật.
- Giới thực vật.
Câu 7: Quy mô của chọn lọc tự nhiên là
- Phạm vi vật nuôi, cây trồng.
- Phạm vi sinh giới.
- Giới động vật.
- Giới thực vật.
Câu 8: Chọn lọc tự nhiên tác động ở cấp độ nào là quan trọng nhất?
A. Dưới cá thể.
B. Trên cá thể.
C. Cá thể và quần thể.
D. gene và nhiễm sắc thể.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về kết quả của chọn lọc nhân tạo?
A. Tích lũy các biến đổi nhỏ, riêng lẻ ở từng cá thể thành các biến đổi sâu sắc, phổ biến chung cho giống nòi.
B. Đào thải các biến dị không có lợi cho con người và tích luỹ các biến dị có lợi, không quan tâm đến sinh vật.
C. Tạo ra các loài cây trồng, vật nuôi trong phạm vi từng giống tạo nên sự đa dạng cho vật nuôi cây trồng.
D. Tạo các giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu của con người rất phức tạp và không ngừng thay đổi.
Câu 2: Khi mọi sinh vật của một loài đã chết được gọi là
A. tuyệt chủng.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. tiến hóa.
D. chọn lọc nhân tạo.
Câu 3: Khi mà các sinh vật thích nghi tốt hơn tồn tại để truyền các tính trạng cho thế hệ con cái là đặc điểm của
- chọn lọc tự nhiên.
- chọn lọc nhân tạo.
- tiến hóa.
- tuyệt chủng.
Câu 4: Những sinh vật nào có khả năng sống sót cao nhất?