Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Cánh diều Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Hãy xác định khái niệm “di truyền” theo định nghĩa đúng nhất:
A. quá trình tiếp nhận đặc điểm của sinh vật qua các thế hệ.
B. quá trình truyền đặc điểm của sinh vật qua các thế hệ.
C. hiện tượng cá thể được sinh ra cùng một thế hệ có những đặc điểm khác nhau.
D. hiện tượng cá thể được sinh ra cùng một thế hệ có những đặc điểm giống nhau.
Câu 2: Axit nucleic là hợp chất đa phân được cấu tạo từ các đơn vị cơ bản là:
A. acid amin.
B. glucose.
C. nucleotide.
D. peptide.
Câu 3: Các nucleotide trong axit nucleic được liên kết với nhau thông qua liên kết nào sau đây?
A. hydrogene.
B. van der waals.
C. Phosphodiester.
D. cộng hoá trị.
Câu 4: DNA được hình thành từ các thành phần cơ bản là:
A. Deoxyribonucleic.
B. Nucleic acid.
C. Ribonucle otide.
D. Nucleotide.
Câu 5: Bốn loại đơn vị cấu thành DNA được ký hiệu bằng các chữ cái nào dưới đây?
A. A, U, G, C.
B. A, T, G, C.
C. A, D, R, T.
D. U, R, D, C.
Câu 6: Bốn loại đơn phân cấu tạo RNA có kí hiệu là:
A. A, U, G, C.
B. A, T, G, C.
C. A, D, R, T.
D. U, R, D, C.
Câu 7: RNA được cấu tạo từ các
A. Deoxyribonucleic.
B. Phosphoric acid
C. Ribonucle otide.
D. Nucleotide.
Câu 8: Sự nhân đôi của DNA trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn có tác dụng
A. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
B. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
Câu 9: RNA được tổng hợp theo mấy nguyên tắc? Đó là những nguyên tắc nào?
A. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
B. 2 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
C. 2 nguyên tắc: nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
D. 3 nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn
Câu 10: Mối quan hệ giữa gene và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
A. gene (DNA) → tRNA → Polypeptide → protein → Tính trạng.
B. gene (DNA) → mRNA → tRNA → protein → Tính trạng.
C. gene (DNA) → mRNA → Polypeptide → protein → Tính trạng.
D. gene (DNA) → mRNA → tRNA → Polypeptide → Tính trạng.
Câu 11: Thông tin di truyền trong DNA được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế
A. nhân đôi DNA và phiên mã.
B. nhân đôi DNA và dịch mã.
C. phiên mã và dịch mã.
D. nhân đôi DNA, phiên mã và dịch mã.
Câu 12: Cặp nitrogenous base nào sau đây không có liên kết hydrogene bổ sung?
A. U và T.
B. T và A.
C. A và U.
D. G và C.
Câu 13: Trong quá trình dịch mã, mRNA thường gắn với một nhóm ribosome gọi là polyribosome giúp
A. tổng hợp các protein cùng loại.
B. điều hòa sự tổng hợp protein.
C. tăng hiệu suất tổng hợp protein.
D. tổng hợp được nhiều loại protein.
Câu 14: Sự phiên mã diễn ra trên
A. mạch mã gốc có chiều 3' → 5’của gene.
B. trên cả 2 mạch của gene.
C. mạch bổ sung có chiều 5’ → 3’của gene.
D. mã gốc hay trên mạch bổ sung là tùy theo loại gene.
Câu 15: Loại tế bào nào sau đây không có cặp NST tương đồng?
A. Tế bào sinh dưỡng của ong đực
B. Hợp tử.
C. Tế bào sinh dục chín
D. Tế bào sinh dục sơ khai
Câu 16: ........................................
........................................
........................................