Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 cánh diều Bài tập (Chủ đề 12)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài tập Chủ đề 12. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 12
(28 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (13 CÂU)
Câu 1: Động lực nào xảy ra chọn lọc nhân tạo?
- Do sự cạnh tranh của con người về sản xuất.
- Do con người muốn tạo ra giống mới.
- Nhu cầu và thị hiếu của con người.
- Đấu tranh sinh tồn với môi trường sống.
Câu 2: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là
- Darwin.
- Menden.
- Morgan.
- Lamarck.
Câu 3: Người đầu tiên đưa ra học thuyết về sự tiến hoá của sinh giới là
- Darwin.
- Menden.
- Morgan.
- Lamarck.
Câu 4: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là
- Lipid.
- DNA.
- Protein
- RNA.
Câu 5: : Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là
A. hình thành nên các tế bào sơ khai.
B. hình thành các đại phân tử hữu cơ.
C. hình thành nên tế bào nhân sơ.
D. hình thành nên tế bào nhân thực.
Câu 6: Theo quan niệm của Darwin, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá là
- thường biến.
- biến dị cá thể.
- đột biến gene.
- đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 7: Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là
- ngày càng đa dạng và phong phú.
- tổ chức ngày càng cao.
- thích nghi ngày càng hợp lý.
- lượng DNA ngày càng tăng.
Câu 8: Trong số các sinh vật đa bào, sinh vật nào được xem là nhóm di cư lên cạn sớm nhất?
A. Thực vật.
B. Động vật.
C. Nguyên sinh vật đơn bào.
D. Nấm.
Câu 9: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá của sinh giới?
- Chọn lọc tự nhiên.
- Các yếu tố ngẫu nhiên.
- Đột biến.
- Các cơ chế cách li.
Câu 10: Sinh giới đã không tiến hoá theo chiều hướng nào dưới đây?
- Ngày càng đa dạng và phong phú.
- Ngày càng phức tạp.
- Thích nghi ngày càng hợp lí.
- Có tổ chức ngày càng cao.
Câu 11: Đặc điểm đặc trưng của nhóm người hiện đại là
A. có nền văn hóa phức tạp, mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.
B. đứng bằng hai chân, dáng đi thẳng.
C. biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, bằng xương.
D. sử dụng lửa thông thạo, biết săn bắt, hái lượm.
Câu 12: Tiến hóa lớn là
- quá trình biến đổi về tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.
- quá trình hình thành loài.
- quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
- quá trình hình thành quần thể thích nghi.
Câu 13: Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là
- Homo erectus và Homo sapiens.
- Homo habilis và Homo erectus.
- Homo neandectan và Homo sapiens.
- Homo habilis và Homo sapiens.
2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Chọn lọc nhân tạo là quá trình xuất hiện khi:
- Con người biết buôn bán đổi chác.
- Con người sáng tạo ra chữ viết.
- Con người biết trồng trọt chăn nuôi.
- Con người biết cách săn bắn thú rừng.
Câu 2: Nội dung nào không đúng đối với quan niệm của Darwin?
1. Mọi sinh vật và cây trồng đều có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dại.
2. Tính thích nghi và đa dạng của vật nuôi, cây trồng là kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo.
3. Chọn lọc nhân tạo là động lực thúc đẩy toàn bộ sinh giới tiến hoá.
4. Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sự sống
Phương án đúng là:
- 1, 2, 3, 4.
- 3, 4.
- 1, 3.
- 2, 3, 4.
Câu 3: Chọn lọc tự nhiên diễn ra trên quy mô lớn và thời gian lịch sử lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng
- Hình thành các đơn vị phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
- Đào thải các biến dị mà con người không ưa thích.
- Tích lũy các biến dị đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của loài người
- Hình thành những loài mới từ một loài ban đầu, các loài này được phân loại học xếp vào cùng một chi.
Câu 4: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gene thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gene quy định kiểu hình kém thích nghi.
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gene nhanh hơn với đào thải alen lặn
(3) Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí luôn được chọn lọc tự nhiên tích lũy theo biến dị theo một hướng
(4) chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với tác động lên quần thể động vật bậc cao.
(5) chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên alen, nó loại bỏ tất cả các alen có hại ra khỏi quần thể.
- 2.
- 1.
- 4.
- 3.
Câu 5: Theo quan điểm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
=> Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 12)