Phiếu trắc nghiệm Sinh học 9 cánh diều Bài tập (Chủ đề 11)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài tập Chủ đề 11. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 11
(45 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (17 CÂU)
Câu 1: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:
A. Mendel.
B. Watson và Crick.
C. Morgan.
D. Mendel và Morgan.
Câu 2: Quá trình tự nhân đôi xảy ra ở:
A. bên ngoài tế bào.
B. bên ngoài nhân.
C. trong nhân tế bào.
D. trên màng tế bào.
Câu 3: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:
A. một chromatid.
B. một NST đơn.
C. một NST kép.
D. cặp chromatid.
Câu 4: Quá trình phân chia nhân trong nguyên phân được chia làm mấy kì?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5: Loại đột biến nào sau đây làm tăng độ dài của nhiễm sắc thể?
- Đảo đoạn.
- Lặp đoạn.
- Mất đoạn.
- Chuyển đoạn.
Câu 6: Số NST trong tế bào ở kì giữa của quá trình nguyên phân là
- n NST đơn.
- n NST kép.
- 2n NST đơn.
- 2n NST kép.
Câu 7: Cặp nhiễm sắc thể giới tính gồm hai nhiễm sắc thể khác nhau được gọi là
A. hợp tử.
B. giao tử.
C. giới dị giao tử.
D. giới đồng giao tử.
Câu 8: Vai trò của đột biến cấu trúc NST như thế nào đối với sinh vật?
- Có lợi cho sinh vật.
- Làm xuất hiện nhiều biến dị có lợi.
- Có hại cho sinh vật.
- Đa số có lợi, số ít có hại.
Câu 9: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử DNA là:
A. C, H, O, Na, S.
B. C, H, O, N, P.
C. C, H, O, P.
D. C, H, N, P, Mg.
Câu 10: Bộ NST 2n = 24 là của loài:
A. tinh tinh.
B. đậu Hà Lan.
C. lúa.
D. người.
Câu 11: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Morgan đã
A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn giao phối với nhau.
B. lai phân tích ruồi cái F1 thân xám, cánh dài với thân đen, cánh ngắn.
C. lai phân tích ruồi đực F1 thân xám, cánh dài với thân đen, cánh ngắn.
D. lai hai dòng ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh ngắn.
Câu 12: Hiện tượng di truyền liên kết là do
- các cặp gene quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
- các cặp gene quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST.
- các gene phân li độc lập trong giảm phân.
- các gene tự do tổ hợp trong thụ tinh.
Câu 13: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp?
- Hoán vị gen.
- Phân li độc lập.
- Liên kết gen.
- Tương tác gen.
Câu 14: Đặc điểm của NST giới tính là
- có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng.
- có 1 đến 2 cặp trong tế bào.
- số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài.
- luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng.
Câu 15: Bạch tạng là
A. bệnh di truyền.
B. tật di truyền.
C. hội chứng.
D. tật do tai nạn.
Câu 16: Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là
A. thường bị mất trí nhớ.
B. rối loạn hoạt động sinh dục và không có con.
C. thường bị chết sớm.
D. da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố.
Câu 17: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?
A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.
B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
C. Chẩn đoán trước sinh.
D. Kết quả của phép lai phân tích.
2. THÔNG HIỂU (18 CÂU)
Câu 1: Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
A. 4.
B. 8.
C. 16.
D. 32.
Câu 2: Cặp NST tương đồng có đặc điểm nào sau đây?
- Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước.
- Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
- Hai chromatid giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
- Hai chromatid có nguồn gốc khác nhau.
Câu 3: Quá trình nguyên phân không có ý nghĩa nào sau đây
- là hình thức sinh sản của các loài sinh sản vô tính.
- giúp tái tạo mô , cơ quan bị tổn thương.
- tạo ra sự đa dạng, phong phú của các loài sinh vật.
- giúp cơ thể đa bào sinh trưởng, phát triển.
Câu 4: Đột biến lặp đoạn là:
=> Giáo án KHTN 9 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 11)