Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2 

ĐỀ SỐ 02:

Câu 1: Theo quan niệm của Darwin, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành

A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới.

B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao.

C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài.

D. những biến dị cá thể.

Câu 2: Theo Darwin, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là

A. điều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.

B. các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.

C. chọn lọc tự nhiên thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền.

D. sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.

Câu 3: Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa làm thay đổi cấu di truyền của quần thể?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 4: Đâu là thời điểm để phân biệt thuyết tiến hóa cổ điển và thuyết tiến hóa hiện đại?

A. Sự ra đời của học thuyết tế bào.

B. Sự ra đời của ngành di truyền học.

C. Sự ra đời của sinh học phân tử.

D. Sự ra đời của địa lý sinh học.

Câu 5: Thuyết tiến hóa hiện đại bao gồm:

A. Thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn và đột biến nhỏ.

B. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa trung tính.

C. Thuyết tiến hóa tổng hợp và thuyết tiến hóa bằng con đường sinh thái.

D. Thuyết tiến hóa trung tính và thuyết tiến hóa bằng đột biến lớn.

Câu 6: Theo Lamarck, ngoại cảnh có vai trò là nhân tố chính

A. Làm tăng tính đa dạng của loài.

B. Làm cho các loài có khả năng thích nghi với môi trường thay đổi.

C. Làm phát sinh các biến dị không di truyền.

D. Làm cho các loài biến đổi dần dà và liên tục.

Câu 7: Phát biểu nào là không đúng với quan niệm của Lamarck?

A. Tiến hóa là sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp.

B. Sinh vật vốn có khuynh hướng không ngừng vươn lên tự hoàn thiện.

C. Sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của ngoại cảnh nên không bị đào thải.

D. Biến dị cá thể là nguồn nguyên liệu chủ yếu trong chọn giống và tiến hóa.

Câu 8: Theo Darwin, chọn lọc dựa trên cơ sở:

1. di truyền

2. biến dị

3. đột biến

4. phân li tính trạng

Phát biểu đúng là:

A. 1, 2.

B. 1, 2, 3.

C. 1, 2, 4.

D. 1, 2, 3, 4.

Câu 9: Tiến hóa hóa học là

A. giai đoạn tiến hóa hình thành nên các tế bào nguyên thủy.

B. giai đoạn tiến hóa từ các tế bào nguyên thủy thành các tế bào nhân sơ đơn giản.

C. giai đoạn tiến hóa từ các tế bào đơn giản thành các sinh vật.

D. giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

Câu 10: Các phân tử lớn như peptide, carbohydrate, lipid,... được hình thành trong giai đoạn

A. tiến hóa tiền hóa học.                                

B. tiến hóa hóa học.

C. tiến hóa tiền sinh học.                               

D. tiến hóa sinh học.

Câu 11: Tế bào sơ khai được hình thành trong giai đoạn 

A. tiến hóa tiền hóa học.                                

B. tiến hóa hóa học.

C. tiến hóa tiền sinh học.                               

D. tiến hóa sinh học.

Câu 12: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng là:

A. Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens.

B. Homo habilis Homo neanderthalensis → Homo erectus → Homo sapiens.

C. Homo erectus → Homo habilis → Homo sapiens.

D. Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis → Homo sapiens.

Câu 13: Trong tiến hoá tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở

A. trong ao, hồ nước ngọt.

B. trong đại dương nguyên thuỷ.

C. khí quyển nguyên thuỷ.

D. trong lòng đất.

Câu 14: Trong số các sinh vật đa bào, sinh vật nào được xem là nhóm di cư lên cạn sớm nhất?

A. Thực vật.                                                 

B. Động vật.

C. Nguyên sinh vật đơn bào.                          

D. Nấm.

Câu 15: Nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá của sinh giới?

A.  Chọn lọc tự nhiên.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Đột biến.

D. Các cơ chế cách li.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Em hãy chọn đúng/ sai cho các ý a, b, c, d, về quan điểm của Darwin về cơ chế tiến hóa?

a) Do hạn chế về kiến thức khoa học vào thời điểm đó, Darwin chưa giải thích được đầy đủ cơ chế hình thành loài mới.

b) Darwin cho rằng các loài sinh vật có nguồn gốc từ một tổ tiên chung duy nhất.

c) Darwwin cho rằng việc vượn bốn tay bỏ tập tính leo trèo và chuyển sang sống trên mặt đất đã dẫn đến sự tiến hóa thành loài người.

d) Học thuyết tiến hóa của Darwin chưa giải thích được nguyên nhân của các biến dị không xác định và chưa làm rõ cơ chế di truyền của các biến dị.

Câu 2:  Em hãy chọn đúng/sai cho các ý a, b, c, d về mô tả sự xuất hiện và đa dạng hóa của sinh vật đa bào?

a) Quá trình tiến hóa sinh học bắt đầu từ các tế bào nhân sơ.

b) Các sinh vật nhân thực đầu tiên xuất hiện là sinh vật đa bào.

c) Sinh vật đa bào có thể được hình thành thông qua quá trình phân bào của một tế bào đơn lẻ.

d) Tổ tiên của nấm, động vật và thực vật đều là sinh vật đa bào.

Câu 3: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 9 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay