Phiếu trắc nghiệm KHTN 9 Sinh học Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 (Sinh học) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 cánh diều
TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9 CÁNH DIỀU GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Ai là người phát hiện hiện tượng di truyền liên kết?
A. Morgan.
B. Mendel.
C. Darwin.
D. Lamarck.
Câu 2: Di truyền liên kết là
A. hiện tượng các tính trạng được quy định bởi các gene cùng nằm trên một nhiễm sắc thể có xu hướng di truyền cùng nhau.
B. hiện tượng nhóm gene được di truyền cùng nhau, quy định một tính trạng.
C. hiện tượng nhiều gene không allele cùng nằm trên 1 NST.
D. hiện tượng các tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gene trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Câu 3: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gene là
A. làm tăng biến dị tổ hợp.
B. làm phong phú, đa dạng ở sinh vật.
C. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. làm tăng xuất hiện kiểu gene nhưng hạn chế kiểu hình.
Câu 4: Morgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về:
A. màu hạt và hình dạng vỏ hạt.
B. hình dạng và vị của quả.
C. màu sắc của thân và độ dài của cánh.
D. màu hoa và kích thước của cánh hoa.
Câu 5: Đối tượng chủ yếu được Morgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gene, hoán vị gene và di truyền liên kết với giới tính là
A. bí ngô.
B. cà chua.
C. ruồi giấm.
D. đậu Hà Lan.
Câu 6: Tính trạng do một gene quy định là
A. Màu da.
B. Chiều cao.
C. Màu mắt.
D. Hình dạng cằm.
Câu 7: Bệnh, tật di truyền là
A. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh chỉ do sai sót trong bộ gene hoặc do sai sót trong quá trình hoạt động của gene.
B. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể, bộ gene hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gene.
C. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể hoặc sai sót trong quá trình hoạt động của gene.
D. bệnh của bộ máy di truyền, gồm những bệnh, tật phát sinh do sai sót trong cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể và bộ gene.
Câu 8: Hội chứng Down ở người là dạng đột biến
A. dị bội xảy ra trên cặp NST thường.
B. đa bội xảy ra trên cặp NST thường.
C. dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính.
D. đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính.
Câu 9: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân Turner là
A. các bộ phận trên cơ thể phát triển bình thường.
B. thường có con bình thường.
C. thường chết sớm và mất trí nhớ.
D. có khả năng hoạt động tình dục bình thường.
Câu 10: Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ
A. trước sinh.
B. sắp sinh.
C. mới sinh.
D. sau sinh.
Câu 11: Ứng dụng công nghệ di truyền và trong nông nghiệp để
A. gia tăng sâu bệnh hại cây.
B. đánh dấu sinh vật gây hại.
C. tạo giống cây, vật nuôi có hệ gene biến đổi mang đặc tính mong muốn.
D. tạo giống cây, vật nuôi thuần chủng mang đặc tính bất kì.
Câu 12: Vai trò của gene mục tiêu trong cơ thể sinh vật mới là thực hiện quá trình
A. tự nhân đôi và dịch mã.
B. tự nhân đôi và phiên mã
C. phiên mã và giảm phân.
D. phiên mã và dịch mã.
Câu 13: Đối tượng vi sinh vật thường được sử dụng làm tế bào nhận để tạo ra các sản phẩm sinh học trong công nghệ gene là
A. virus.
B. vi khuẩn.
C. thực khuẩn.
D. nấm mốc.
Câu 14: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với
A. thực vật và vi sinh vật.
B. động vật và vi sinh vật.
C. động vật bậc thấp.
D. động vật và thực vật.
Câu 15: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là
A. biến dị thường biến.
B. các biến dị đột biến.
C. các ADN tái tổ hợp.
D. các biến dị tổ hợp.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................