Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 10 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Hoạt động sản xuất là gì?
A. Hoạt động tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu của đời sống xã hội
B. Hoạt động mua bán sản phẩm trên thị trường
C. Hoạt động sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu
D. Hoạt động phân phối sản phẩm cho các ngành sản xuất
Câu 2: Chủ thể sản xuất cần quan tâm đến yếu tố nào để đạt hiệu quả kinh tế tối đa?
A. Sản xuất hàng hóa với số lượng lớn để giảm chi phí
B. Định hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường và tối ưu hóa nguồn lực
C. Chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn
D. Độc quyền thị trường để kiểm soát giá cả
Câu 3: Theo nghĩa hẹp, thị trường là gì?
A. Lĩnh vực trao đổi, mua bán có tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế.
B. Một hệ thống định giá và phân phối hàng hóa.
C. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa.
D. Một tổ chức trung gian giữa người mua và người bán.
Câu 4: Cơ chế thị trường là gì?
A. Một hệ thống các quy tắc kinh tế do nhà nước quy định.
B. Một hệ thống kinh tế vận hành theo kế hoạch của chính phủ.
C. Một mô hình kinh tế dựa trên sự kiểm soát của nhà nước.
D. Một hệ thống quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo các quy luật kinh tế.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngân sách nhà nước?
A. Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định các khoản thu, chi ngân sách.
B. Ngân sách nhà nước chỉ phục vụ lợi ích của cơ quan hành chính.
C. Hoạt động thu, chi ngân sách thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.
D. Ngân sách nhà nước được chia thành nhiều quỹ nhỏ có mục đích sử dụng riêng.
Câu 6: Quyền nào dưới đây không phải là quyền của công dân liên quan đến ngân sách nhà nước?
A. Được sử dụng hàng hóa, dịch vụ công cộng do ngân sách nhà nước cung cấp.
B. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát tài chính - ngân sách.
C. Được miễn hoàn toàn nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
D. Được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Câu 7: Việc con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt là đang thực hiện hoạt động kinh tế nào?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động phân phối.
D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 8: Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhẫn viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Trong trường hợp trên, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?
A. Chủ thể nhà nước.
B. Chủ thể sản xuất.
C. Chủ thể trung gian.
D. Chủ thể tiêu dùng.
Câu 9: Tiêu dùng có vai trò gì đối với sản xuất?
A. Là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm sản xuất.
B. Là hoạt động không liên quan đến sản xuất.
C. Là hoạt động phục vụ nhu cầu cá nhân.
D. Là hoạt động trung gian giữa sản xuất và phân phối.
Câu 10: Người mua hàng hóa, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hay nhà bán lẻ, giúp việc lưu thông hàng hóa tập trung về đầu mối và phân phối đi các nơi nhanh gọn, hiệu quả gọi là
A. Nhà phân phối hàng hóa.
B. Đại lí.
C. Người mua hàng.
D. Người tiêu dùng.
Câu 11: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích gì?
A. xác định số lượng người mua.
B. xác định số lượng hàng háo, dịch vụ.
C. xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
D. xác định giá cả các mặt hàng.
Câu 12: Một công ty sản xuất giày thể thao đã nghiên cứu và nhận thấy rằng khách hàng thích các mẫu giày nhẹ, bền và thời trang. Công ty quyết định thay đổi chất liệu và thiết kế sản phẩm. Điều này cho thấy tiêu dùng có vai trò gì?
A. Là động lực để sản xuất cải tiến sản phẩm
B. Là yếu tố làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
C. Không có tác động đáng kể đến sản xuất
D. Giúp doanh nghiệp tránh rủi ro kinh doanh
Câu 13: Nếu muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản phải làm gì?
A. Năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
B. Chú trọng đến năng suất lao động.
C. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều.
D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 14: Hoạt động nào được coi là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng?
A. Sản xuất
B. Phân phối - trao đổi
C. Tiêu dùng
D. Xuất nhập khẩu
Câu 15: Chức năng thừa nhận của thị trường có nghĩa là gì?
A. Thị trường thừa nhận giá trị hàng hóa thông qua việc bán hàng hóa với giá như thế nào.
B. Thị trường giúp xác định ai là người tiêu dùng tiềm năng.
C. Thị trường giúp người sản xuất tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn.
D. Thị trường đảm bảo giá cả luôn ổn định.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................