Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa

Giáo án bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Kinh tế pháp luật 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ

(2 tiết) 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá. 

  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá bằng những hành vi phù hợp.

  • Phân tích, đánh giá được các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá trong một số tình huống đơn giản thường gặp.

  • Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dânvề bảo vệ di sản văn hoá.

Năng lực đặc thù:

  • Nhận thức hành vi: 

+ Hiểu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

+ Giải thích được các hành vi thực hiện đúng và các hiện tượng vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

+ Nhận biết được tác hại, hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

  • Điều chỉnh hành vi: 

+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

  • Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: 

+ Phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của mình và của người khác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về về bảo vệ di sản văn hoá.

+ Lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết các trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Tích cực, tự giác chấp hành theo những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều, Kế hoạch dạy học.

  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.

  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 – Cánh diều.

  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Mở đầu SGK tr.94 về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá.

- GV dẫn dắt vào bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.94 và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cho biết các hình ảnh dưới đây thể hiện công dân đang thực hiện quyền và nghĩa vụ nào về bảo vệ di sản văn hoá.

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ

Hình 1: Hát Ví, Giặm trên sông Lam

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ

Hình 2: Học sinh tham quan trải nghiệm tại Đại Nội Huế

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Các hình ảnh đó đã thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá là: 

  • Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá.

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá.

  • Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá.

  • Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của dân tộc và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam. Công dân có quyền và nghĩa vụ về bảo vệ di sản văn hoá theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân là nhằm duy trì và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam, đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết quan sát hình ảnh, tìm hiểu thông tin để thảo luận, làm rõ quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, tình huống trong SGK tr.95 - 96 để thực hiện các yêu cầu.

GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GVchia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc các thông tin Hiến pháp, Luật Di sản văn hoá năm 2001 và thông tin đoạn dẫn ở mục 2 SGK tr.95 để trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá?

- GV yêu cầu các nhóm đọc trường hợp 1, 2 mục 1 SGK tr.95 - 96 và giao nhiệm vụ cụ thể: Những hoạt động của đời sống tinh thần trong mỗi trường hợp trên thể hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân về bảo vệ di sản văn hoá?

+ Nhóm 1, 2: Đọc trường hợp 1 và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. Hằng năm, trường trung học phổ thông B thường tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh nhà. Qua hoạt động tham quan này, học sinh của trường được thực hiện quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hoá, được giáo dục truyền thống văn hoá của dân tộc qua các thời kì lịch sử. Khi đi tham quan, học sinh tìm hiểu ý nghĩa, lịch sử của các di sản văn hoá. Một số bạn còn ghi chép lại các sự kiện, tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến di tích.

+ Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 2 và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 2. Những điệu xoè Thái, những bài hát Xoan, những làn điệu dân ca Quan Họ, làn điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, giọng hò Huế hay Đờn ca tài tử Nam Bộ,... ở mỗi miền quê của đất nước được lưu truyền qua các thế hệ. Những sản phẩm tinh thần này được lưu giữ và phát huy trong lịch sử lâu đời của dân tộc Việt Nam, nay lại đến với mọi người yêu thích. Nhân dân đến xem, giao lưu trong các hoạt động, hưởng thụ đời sống tinh thần hay tham gia vào đời sống tinh thần phong phú này.

Những hoạt động của đời sống tinh thần trong mỗi trường hợp trên thể hiện quyền và nghĩa vụ nào của công dân về bảo vệ di sản văn hoá?

GV trình chiếu cho HS xem video về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá:

Video: Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

https://vnews.gov.vn/video/bao-ve-va-phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-phi-vat-the-117805.htm

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

+ DKSP.

+ Những hoạt động của đời sống tinh thần trong mỗi trường hợp trên thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá:

  • Trường hợp 1: Học sinh trường trung học phổ thông B tham quan các di tích lịch sử – văn hoá ở tỉnh nhà là được thực hiện quyền của công dân về bảo vệ di sản văn hoá: quyền tham quan, tìm hiểu di sản văn hoá.

  • Trường hợp 2: Hoạt động hát dân ca với các làn điệu của các miền trong cả nước là thể hiện quyền công dân được biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào đời sống văn hoá tinh thần; được hưởng thụ các giá trị văn hoá.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV đưa ra kết luận. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

- Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá được quy định trong Hiến pháp và Luật Di sản văn hoá.

- Quyền của công dân:

+ Công dân có quyền tiếp cận, hưởng thụ các di sản văn hoá vật chất và tinh thần của dân tộc; 

+ Tham gia vào đời sống văn hoá như biểu diễn các làn điệu dân ca, hát, hò, biểu diễn nghệ thuật; 

+ Tham quan các di sản văn hoá và nghiên cứu di sản văn hoá của đất nước.

- Nghĩa vụ của công dân:

+ Tôn trọng, bảo vệ và phát huy di sản văn hoá; 

+ Giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; 

+ Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu cách thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Phân tích, đánh giá được cách thức công dân thực hiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ di sản văn hoá.

- Biết tự giác thực hiện pháp luật; biết nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ di sản văn hoá phù hợp với lứa tuổi. 

b. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trường hợp, tình huống trong SGK tr.96 - 97 để thực hiện các yêu cầu.

GV rút ra kết luận về thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá theo chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, quan sát các hình ảnh, đọc và thảo luận trường hợp 1 và tình huống của mục 2 trong SGK tr.96 - 96 để trả lời các câu hỏi:

Trường hợp. Kể từ khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ngày càng được phát huy trong đời sống văn hoá của nhân dân xứ Nghệ. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh, các câu lạc bộ Ví, Giặm được thành lập ở khắp nơi để duy trì và phát huy làn điệu dân ca xứ sở. Cộng đồng dân cư ở hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh tích cực tham gia vào đời sống tinh thần, để dân ca Ví, Giặm mãi được duy trì và phát huy trong nền văn hoá dân tộc. Các làn điệu dân ca Ví, Giặm được coi như một phần cuộc sống và là bản sắc của vùng quê Nghệ An, Hà Tĩnh.

 

Tình huống. Từ hai năm nay, C thường đi đến nhiều địa phương để tìm kiếm cổ vật quốc gia. Sau khi thu thập tin tức và tìm ra nơi có cổ vật, C đến mua, gom lại và bán cho một đối tượng khác. Sau hai năm, C đã thu lợi bất chính hơn 1 tỉ đồng từ việc buôn bán cổ vật. Hành vi buôn bán trái phép cổ vật quốc gia của C đã bị công an tỉnh N phát hiện, bắt giữ, thu thập hồ sơ để xử lí theo pháp luật.

a) Em hãy cho biết hình ảnh nào trên đây nói về công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hoá. Thực hiện như thế nào?

b) Trong trường hợp bên, nhân dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá như thế nào?

c) Em hãy cho biết trong tình huống bên, C đã vi phạm nghĩa vụ nào của công dân về bảo vệ di sản văn hoá. Vi phạm như thế nào?

d) Hậu quả nào đã đến với C từ hành vi, việc làm của mình? Vì sao?

BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HOÁ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

.....................

2. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hoá

- Mỗi công dân học sinh cần học tập, tìm hiểu di sản văn hoá; 

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá do nhà trường và địa phương tổ chức; 

- Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá; bảo vệ và phát huy di sản văn hoá bằng những hành vi, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; 

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá.

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ di sản văn hoá gây ra tác hại về vật chất và tinh thần cho di sản văn hoá của đất nước. 

- Người có hành vi vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho di sản văn hoá thì phải bồi thường.

 

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD PHẦN 1. GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 3: Bảo hiểm
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 4: An sinh xã hội

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

GIÁO ÁN WORD PHẦN 2. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7. MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, XÃ HỘI

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế

II. GIÁO ÁN POWERPOINT GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 1. GIÁO DỤC KINH TẾ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 3: Bảo hiểm
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 4: An sinh xã hội

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 5: Lập kế hoạch kinh doanh

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. QUẢN LÍ THU, CHI TRONG GIA ĐÌNH

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 7: Quản lí thu, chi trong gia đình

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 2. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7. MỘT SỐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ KINH TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 8: Quyền, nghĩa vụ của công dân về kinh doanh và nộp thuế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản, tôn trọng tài sản của người khác

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, XÃ HỘI

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 11: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an sinh xã hội
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 13: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ di sản văn hóa (P2)
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 14: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế (P2)
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 16: Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và biên giới quốc gia, Luật Biển quốc tế (P2)
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 17: Các nguyên tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế (P2)

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI VĂN HOÁ, XÃ HỘI

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P1)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P2)
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P3)

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LUẬT DOANH NGHIỆP

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Khái niệm Luật Doanh nghiệp
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 2 Phần 2: Nội dung cơ bản của Luật Doanh nghiệp
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 2 Luyện tập - Vận dụng

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Phần 1: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Phần 2: Đường lối, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Nhà nước và biện pháp, chính sách đang áp dụng trong thực tế ...
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Phần 3: Thành tựu, hạn chế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Phần 4: Công dân toàn cầu và các vấn đề hợp tác quốc tế, giải quyết xung đột quốc tế về kinh tế ...
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3 Luyện tập - Vận dụng

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 12 CÁNH DIỀU

Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 1: Phát triển kinh tế và sự biến đổi văn hoá, xã hội (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 2: Một số vấn đề về Luật Doanh nghiệp
Giáo án điện tử chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 cánh diều CĐ 3: Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chat hỗ trợ
Chat ngay