Phiếu trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 cánh diều Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và câu hỏi Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 12 cánh diều

BÀI 15: NHỮNG VÁN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

(14 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy luật của pháp luật

A. do các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên.

B. do các quốc gia và các chủ thể pháp luật thỏa thuận xây dựng nên.

C. do các chủ thể của các ngành luật thỏa thuận xây dựng nên.

D. do các quốc gia cùng nhau quy định áp dụng.

Câu 2: Pháp luật quốc tế được thể hiện qua những văn bản nào dưới đây?

A. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế.

B. Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.

C. Biên bản các phiên họp của Liên hợp quốc.

D. Kết luận của các hội nghị quốc tế khu vực quan trọng.

Câu 3: Pháp luật quốc tế có mấy nguyên tắc cơ bản?

A. Bốn nguyên tắc.

B. Năm nguyên tắc.

C. Sáu nguyên tắc.

D. Bảy nguyên tắc.

Câu 4: Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có quan hệ như thế nào?

A. Có quan hệ song phương.

B. Có quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.

C. Có cấu trúc khác nhau.

D. Có quan hệ biện chứng, cấu trúc khác nhau.

Câu 5: “Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, theo những nguyên tắc và quy phạm được quốc tế thừa nhận chung và trong những thảo thuận có hiệu lực theo nhữg nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế.” là của nguyên tắc nào dưới đây?

A. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền các quốc gia.

B. Nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

C. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế.

D. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Pháp luật quốc tế ảnh hưởng đến

A. các mối quan hệ của pháp luật quốc tế.

B. sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế.

C. cấu trúc hệ thống pháp luật quốc tế.

D. toàn bộ nội dung của pháp luật quốc tế.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là vai trò của pháp luật quốc tế?

A. Là cơ sở để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực của đời sống quốc tế.

B. Là cơ sở để chấm dứt chiến tranh.

C. Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

D. Điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể khác của pháp luật quốc tế phát sinh trong các lĩnh vực.

Câu 3: Đâu không phải là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế?

A. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong các quan hệ quốc tế.

B. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hào bình.

C. Nguyên tắc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

D. Nguyên tắc quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng về pháp luật quốc tế?

A. Là hệ thống nguyên tắc và quy phạm phap luật được các quốc gia và chủ thể khác.

B. Được xây dựng trên cơ sở sự bình đẳng và tự nguyện.

C. Vai trò và nguyên tắc đã tạo nên pháp luật quốc tế.

D. Được thể hiện qua Hiến chương, hiệp định, hiệp ước, công ước, nghị định thư.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG - SAI

Câu 1: Đọc và điền đáp án đúng hoặc sai vào mỗi ý a, b, c, d, e.

a. Pháp luật quốc tế do các quốc gia và các tổ chức quốc tế thoả thuận xây dựng nên.

b. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế.

c. Pháp luật quốc tế quy định các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa cá nhân, pháp nhân, tổ chức của các nước khác nhau.

d. Pháp luật quốc tế bao gồm các điều ước quốc tế ở cấp độ đa phương và song phương, ở phạm vi toàn cầu và khu vực.

e. Pháp luật quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế liên quốc gia.

Trả lời:

a. Đ

b. Đ

c. S

d. Đ

e. Đ

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

=> Giáo án Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều bài 15: Những vấn đề chung về pháp luật quốc tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm kinh tế pháp luật 12 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay