Phiếu trắc nghiệm mẫu hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 chân trời sáng tạo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm mẫu hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 chân trời sáng tạo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, trắc nghiệm Đ/S. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1

CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

(28 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1: Hành vi nào sau đây là không nên trong ứng xử với thầy cô?

  1. Chào hỏi bất cứ khi nào gặp thầy cô giáo.
  2. Luôn ngoan ngoãn, tôn trọng và vâng lời thầy cô.
  3. Có quyền làm việc riêng trong giờ học.
  4. Chủ động giúp đỡ, hỏi thăm khi thầy cô bị mệt hoặc cần sự trợ giúp.

Câu 2: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô là:

  1. Chấp nhận suy nghĩ, cách làm, tính cách hoặc phong cách ăn mặc khác với mình của các bạn.
  2. Chỉ giúp đỡ bạn bè khi có sự đề nghị, yêu cầu của thầy cô, người lớn.
  3. Giữ thái độ khiêm tốn, biết kiểm soát cảm xúc, không kiêu căng khi giao tiếp với các bạn giỏi hơn mình.
  4. Chỉ hợp tác làm việc nhóm với các bạn khi được thầy cô phân công, yêu cầu.

Câu 3: Đâu là cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô?

  1. So sánh, đánh giá, chỉ trích và phán xét những điểm khác biệt.
  2. Xa lánh và mỉa mai sự khác biệt.
  3. Dùng ngôn ngữ cục cằn, thô lô để nhận xét về điểm khác biệt.
  4. Chia sẻ cảm xúc tích cực của bản thân về sự khác biệt.

Câu 4: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô là:

  1. Hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện các hoạt động mà thầy cô giáo khi bị bắt buộc.
  2. So sánh, đánh giá sự khác biệt trong cách giao tiếp với học sinh của các thầy cô.
  3. Lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về bản thân.
  4. Khó chấp nhận sự khác biệt trong phong cách dạy học, làm việc của mỗi thầy cô.

Câu 5: Đâu là cách hợp tác với thầy cô?

  1. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.
  2. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.
  3. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.
  4. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.

Câu 6: Cách thể hiện lập trường, quan điểm về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội nào dưới đây là đúng?

  1. Thể hiện ý kiến chủ quan của bản thân trước vấn đề.
  2. Sử dụng lập luận chính xác, đúng thời điểm.
  3. Kịch liệt phản đối các ý kiến chưa đúng.
  4. Bắt buộc mọi người phải đồng ý với quan điểm của mình.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với tập thể?

  1. Bồi đắp yêu thương của cá nhân về nhà trường.
  2. Nâng cao hiểu biết của mỗi cá nhân với nhà trường.
  3. Xây dựng tập thể đoàn kết trong nhà trường.
  4. Thể hiện trách nhiệm của bản thân với nhà trường.

Câu 8: Những điều nên làm khi ứng xử với thầy cô là?

  1. Xây dựng lòng biết ơn, tôn sư trọng đạo.
  2. Cư xử thiếu chừng mực với thầy cô giáo.
  3. Vô lễ với thầy cô giáo.
  4. Thơ ơ, vô cảm khi thầy cô giáo cần sự giúp đỡ.

2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)

Câu 1: Hành động nào dưới đây thể hiện cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè?

  1. Không chơi với bạn có hoàn cảnh khó khăn.
  2. Tích cực hỗ trợ thầy cô trong hoạt động tập thể.
  3. Nói xấu bạn trong lớp vì không giúp mình làm bài thi.
  4. Bỏ mặc bạn khi bạn gặp khó khăn.

Câu 2: Hành vi nào sau đây không phù hợp khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô?

  1. Lễ phép, kính trọng thầy cô
  2. Tích cực trong giờ học
  3. Chăm chú nghe giảng
  4. Tránh mặt thầy cô, không chào thầy cô

Câu 3: Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?

  1. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
  2. Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.
  3. Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.
  4. Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.

Câu 4: Đâu là cách làm chủ mối quan hệ với bạn bè trên các trang mạng xã hội?

  1. Chỉ kết bạn với người lạ.
  2. Không chia sẻ những hình ảnh nhạy cảm, thông tin sai lệch.
  3. Bình luận bừa bãi các bài viết trên mạng xã hội.
  4. Tiếp xúc với những người có ý đồ xấu.

Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của sự hợp tác với bạn bè?

  1. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp bổ trợ kiến thức
  2. Chủ động hỏi thăm sức khỏe bạn khi bạn ốm
  3. Tích cực thu hút các bạn cùng tham gia thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
  4. Khinh thường những bạn nhà nghèo

Câu 6: Em sẽ làm gì khi thấy một bạn mới đến lớp không thể hòa đồng được với các bạn?

  1. Không quan tâm tới bạn.
  2. Khuyên bạn nên đổi lớp.
  3. Tạo ra cơ hội để bạn được gần gũi với mọi người trong lớp.
  4. Xem bạn có khuyết điểm gì để trêu làm vui cả lớp.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Việc tích cực tham gia hoạt động trên trường lớp thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn.
  2. Việc tích cực tham gia hoạt động trên trường lớp làm cho thầy cô dễ dàng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh.
  3. Việc tích cực tham gia hoạt động trên trường lớp thể hiện sự nhiệt huyết đối với tập thể lớp và hưởng ứng sôi nổi với phong trào của các thầy cô giáo.
  4. Việc tích cực tham gia hoạt động trên trường lớp thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn.

Câu 8: Đâu là việc làm thể hiện sự hợp tác trong quan mối quan hệ với các bạn?

  1. Thiện chí giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh.
  2. Thờ ơ, vô cảm với những hoàn cảnh khó khăn.
  3. Phủ nhận thành công của bạn.
  4. Phân biệt tính cách, sở thích của các bạn trong lớp.

Câu 9: Đâu không phải là một trong những hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô?

  1. Thích ứng với cách dạy của từng thầy cô.
  2. Lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về bản thân.
  3. Hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện tốt các hoạt động mà thầy cô giao.
  4. Khó chấp nhận hoặc không chấp nhận đặc trưng văn hóa riêng của từng từng thầy cô.

Câu 10: Việc làm nào sau đây không phù hợp với quy tắc ứng xử với thầy cô?

  1. Lễ phép chào hỏi thầy cô giáo
  2. Luôn tôn trọng thầy cô giáo
  3. Làm việc riêng trong giờ.
  4. Có thái độ quan tâm, hỗ trợ thầy cô giáo.

Câu 11: Làm thế nào để phát triển được mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và các bạn?

  1. Không nên giao tiếp với nhiều bạn
  2. Kì thị sự khác biệt
  3. Giữ khoảng cách với thầy cô.
  4. Luôn tôn trọng, lắng nghe để thấu hiểu ý kiến của thầy cô và các bạn.

Câu 12: Đâu là cách ứng xử không đúng với thầy cô?

  1. Lễ phép chào hỏi bất cứ khi nào gặp thầy cô giáo
  2. Luôn ngoan ngoãn, tôn trọng và vâng lời thầy cô
  3. Chăm chú nghe giảng, không làm việc riêng trong giờ học
  4. Chê bai cách giảng bài không hiệu quả của thầy cô.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là câu tục ngữ nói về thầy cô?

  1. Tiên học lễ, hậu học văn.
  2. Không thầy đố mày làm nên.
  3. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
  4. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

Câu 2: Khi em được sự tín nhiệm của bạn bè, em sẽ làm gì?

  1. Thể hiện sự kiêu hãnh, tự hào.
  2. Cố gắng hoàn thành và hỗ trợ các bạn khi có thể.
  3. Luôn cố gắng thể hiện mình, không quan tâm người khác.
  4. Cố gắng lấy sự tín nhiệm từ thầy cô, bạn bè không cần quan tâm nữa

Câu 3: Trong các giờ học, Quang sợ nhất là giờ Toán vì không hiểu bài và nhiều khi không thể tự giải được các bài tập. Kết quả học tập môn Toán của Quang chỉ đạt ở mức trung bình kém. Quang luôn mất tự tin và thiếu hoà đồng với thầy giáo dạy Toán và các bạn. Nếu là bạn của Quang, em sẽ làm gì?

  1. Gặp những bạn học tốt môn toán trong lớp, nhờ các bạn giúp đỡ trong kì thi.
  2. Khuyên quang tin rằng mình sẽ học toán tốt hơn nếu bản thân thành cố gắng và được sự hỗ trợ của thầy giáo dạy môn toán cũng như các bạn tiên trong lớp.
  3. Khuyên Quang nên gặp thầy giáo dạy môn toán để chia sẻ với thầy về khó khăn của bản thân để thầy đưa ra góp ý cho mình.
  4. Không quan tâm vì mình cũng không thân với Quang.

Câu 4: Trong lớp, Nga là người rất chăm và học giỏi nhưng trong giờ học Toán hôm nay, bạn Nga không thuộc bài và bị điểm kém. Nga đã rất buồn, giờ ra chơi không ra ngoài. Nếu em là bạn cùng lớp với Nga, em sẽ nói gì với Nga?

  1. Coi thường và chế giễu bạn.
  2. Hỏi nguyên nhân và động viên bạn lần sau học bài để gỡ điểm.
  3. Thể hiện thái độ coi thường bạn.
  4. Nói nặng lời để bạn nhớ không tái phạm.

Câu 5: Trong giờ trả bài kiểm tra, trước khi phát bài cho các bạn cô giáo thường sẽ đọc và sửa lỗi cho từng bạn. Hoa cảm thấy không hài lòng khi cô làm như vậy vì bạn không muốn biết lỗi sai của mình. Theo em, Hoa nên làm gì?

  1. Nổi giận vì cô làm thế là đang làm mất mặt Hoa.
  2. Không để tâm tới lời cô nói và xin phép ra ngoài.
  3. Tự ái vì điểm yếu của mình.
  4. Lắng nghe và rút ra bài học cho mình ở những bài làm tiếp theo.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Phương rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Phương luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp.  Nếu Phương học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?

  1. Khuyến khích các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Phương, động viên và khuyến khích Phương cùng tham gia các hoạt động trong lớp
  2. Giao cho Phương nhiều nhiệm vụ để quen với các bạn
  3. Xa lánh Phương, để bạn ấy một mình.
  4. Vì thấy Phương ngại nói chuyện với mọi người nên các bạn nên để Phương tự nhiên, không nên ép.

Câu 2: Bạn Thắng là một thành viên mới chuyển đến học lớp em. Thắng rất muốn cùng các bạn trong lớp nói chuyện và vui đùa, nhưng lại thấy ngượng ngùng vì chưa biết bắt đầu như thế nào. Nếu là Thắng, em sẽ làm gì?

  1. Nếu là Thắng, em sẽ im lặng và chờ các bạn đến bắt chuyện với mình.
  2. Nếu là Thắng, em sẽ cố gắng vượt qua nỗi e ngại của chính mình, mạnh dạn trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn với các bạn mà em tin cậy. Có thể nhờ các bạn chỉ cho cách tháo gỡ khó khăn hoặc hỗ trợ khi cần thiết.
  3. Nếu là Thắng thì bạn nào học giỏi thì em làm quen trước để bạn giúp đỡ trong học tập.
  4. Nếu là Thắng, em sẽ không làm quen với các bạn trước, vì mình mới đến thì các bạn phải chủ động hỏi hạn, kết bạn với mình trước.

Câu 3: Lan là lớp trưởng năng động và tích cực trong các hoạt động chung, Lan được cô chủ nhiệm tin tưởng và quý mến. Trong sự kiện của trường vừa qua, Lan đã phân công nhiệm vụ cho các bạn nhưng do phối hợp không tốt nên kết quả hoạt động của lớp không đạt yêu cầu, mặc dù Lan đã liên tục đôn đốc các bạn. Cô giáo chủ nhiệm đã gặp Lan và hỏi lí do vì sao lớp phối hợp chưa tốt trong hoạt động. Nếu là Lan, em sẽ làm như thế nào?

  1. Em sẽ xin lỗi cô và xin từ chức vì đã không làm tốt nhiệm vụ cô giao.
  2. Em sẽ đổ lỗi cho các bạn, không biết cách phối hợp và hoàn thành nhiệm vụ.
  3. Em sẽ phủ nhận lỗi, em đã nhắc nhở nhưng các bạn trong lớp không thực hiện tốt.
  4. Em sẽ thừa nhận lỗi chưa phân công tốt cho hoạt động và hứa sẽ rút kinh nghiệm, đảm bảo thực hiện các hoạt động của lớp được tốt hơn trong tương lai.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay