Giáo án và PPT đồng bộ Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo Bản 1
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo (Bản 1). Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA BẢN THÂN
YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:
Nhận diện được sự trưởng thành của bản thân.
Nhận diện được khả năng tư duy độc lộc và khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
Điều chỉnh được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
Thực hiện được công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và thực hiện cam kết đề ra.
Thể hiện được tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống.
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Biết được những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân.
Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trưởng thành.
Biết cách thể hiện tư duy độc lập trong cuộc sống.
Biết cách thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Thích ứng với cuộc sống: Rèn luyện khả năng tư duy độc lập, khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian, các cam kết đề ra; Thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Tranh, ảnh, tài liệu liên quan đến chủ đề.
Bảng (giấy khổ lớn).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
b. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát video bài hát Follow Your Dream - Thanh Duy:
https://youtu.be/Z2S5RuLtVGA?si=w4_3hbAAWeSoFFFr
- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm, vận động theo nhạc và thể hiện sự tự tin khi trình diễn tiết mục.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát Follow Your Dream của ca sĩ Thanh Duy.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem video, lắng nghe, vận động theo nhạc và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện một số HS thể hiện sự tự tin khi trình diễn tiết mục bài hát.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bài hát Follow Your Dream mang thông điệp truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cho người nghe với ca từ ý nghĩa, giai điệu rộn ràng, tràn đầy sự lạc quan và niềm tin yêu cuộc sống. “Hãy luôn giữ vững niềm tin để theo đuổi đến cùng đam mê” - đó là nội dung ý nghĩa mà ca khúc này muốn gửi gắm. Mỗi người, mỗi số phận trong cuộc đời - nhưng đều gặp nhau ở 1 điểm chung - đó là mang trong mình những khát khao, hoài bão và sự quyết tâm theo đuổi giấc mơ đến cùng.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SGK tr.5 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.6:
- GV đặt câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 1?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
- GV định hướng: Mỗi cá nhân có nhiều cách khác nhau để trưởng thành, sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng được biểu hiện khác nhau. Chủ đề này giúp các em nhận ra sự trưởng thành của bản thân và tự hào về những gì mình đã trải qua, tiếp tục rèn luyện và chuẩn bị tốt nhất cho tương lai sắp tới.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề 1 giúp chúng ta có hiểu biết về tầm quan trọng và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân:
Nhận diện những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân.
Xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trưởng thành.
Chỉ ra những biểu hiện và ý nghĩa của tư duy độc lập.
Nhận diện khả năng tư duy độc lập qua các tình huống và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong tư duy độc lập khi giải quyết vấn đề.
Thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi trong các tình huống.
Rèn luyện khả năng tư duy độc lập, khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
Điều chỉnh cảm xúc và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
Chia sẻ về sự hợp lí trong điều chỉnh cảm xúc của em.
Thực hành điều chỉnh cảm xúc và cách thức ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.
Thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian, các cam kết đề ra và rèn luyện thông qua tình huống.
Vận dụng vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tế của mình.
Phân tích những tình huống cụ thể thể hiện tính trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ những nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống của em.
Thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống và thể hiện các cách này trong một số tình huống.
Tổ chức sự kiện đánh dấu sự trưởng thành.
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang trò chuyện sau giờ học.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Có thể nói rằng trong cuộc sống của con người tất cả chúng ta hẳn ai cũng có một tham vọng đó chính là sự trưởng thành. Trưởng thành để hoàn toàn có thể đi trên đôi chân của mình và hoàn toàn có thể đảm nhiệm được những trách nhiệm quan trọng. Và trưởng thành giúp toàn bộ những suy nghĩ của tất cả chúng ta chín chắn hơn. Để biết cách phấn đấu hoàn thiện bản thân mình như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay - Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Các nhóm lắng nghe bài hát Follow Your Dream (Thanh Duy), cùng nhau vận động theo nhạc và thể hiện sự tự tin khi trình diễn tiết mục.
Kết thúc bài hát, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát Follow Your Dream của ca sĩ Thanh Duy?
KẾT LUẬN
Bài hát Follow Your Dream mang thông điệp truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cho người nghe với ca từ ý nghĩa, giai điệu rộn ràng, tràn đầy sự lạc quan và niềm tin yêu cuộc sống. “Hãy luôn giữ vững niềm tin để theo đuổi đến cùng đam mê” – đó là nội dung ý nghĩa mà ca khúc này muốn gửi gắm. Mỗi người, mỗi số phận trong cuộc đời - nhưng đều gặp nhau ở 1 điểm chung – đó là mang trong mình những khát khao, hoài bão và sự quyết tâm theo đuổi giấc mơ đến cùng.
KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 2:
Định hướng nội dung
Các em thảo luận nhóm, đọc phần Định hướng nội dung (SGK – tr.6) và quan sát tranh (SGK– tr.5) và trả lời câu hỏi:
Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong Chủ đề 1?
Mô tả bức tranh chủ đề
CÂU TRẢ LỜI
Các hoạt động cần thực hiện trong Chủ đề 1 là:
Nhận diện những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân
Xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trưởng thành
Chỉ ra những biểu hiện và ý nghĩa của tư duy độc lập
………….
Mô tả bức tranh chủ đề
Các bạn học sinh ở trong tranh đang trò chuyện với nhau sau giờ học.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:
Tìm hiểu về sự trưởng thành
Nhiệm vụ 1: Nhận diện những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân
Các em hãy đọc những gợi ý về biểu hiện của sự trưởng thành (SGK – tr.7) và đánh giá mức độ trưởng thành của bản thân theo bảng cho sẵn dưới đây
Biểu hiện của sự trưởng thành | Tốt | Bình thường | Chưa tốt | |
Trong suy nghĩ | Tư duy độc lập. | |||
Suy nghĩ khách quan. | ||||
Thể hiện lập trường, quan điểm riêng. | ||||
Chấp nhận bản thân, tôn trọng sự khác biệt. | ||||
Điều chỉnh bản thân để phù hợp với hoàn cảnh | ||||
Trong giao tiếp ứng xử | Kiểm soát và giữ cân bằng cảm xúc. | |||
Ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau. | ||||
Giữ lời hứa, cam kết. | ||||
Trong công việc | Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tuân thủ nội quy, quy định. | |||
Thực hiện kế hoạch đặt ra. | ||||
Trong những mặt khác | ... |
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI
Các em hãy thảo luận và chia sẻ với bạn về những biểu hiện khác trong sự trưởng thành của bản thân
Gợi ý: Một số biểu hiện khác trong sự trưởng thành của bản thân có thể kể đến như:
Biết lắng nghe người khác
Biết cách kiên nhẫn
Hiểu sâu sắc hơn về tình yêu
Không còn xem mình là trung tâm vũ trụ
Quan tâm hơn đến cảm xúc của người khác
………
KẾT LUẬN
- Trưởng thành là quá trình phát triển của một cá nhân, trong đó người đó trở nên trưởng thành về mặt tinh thần, tư duy và cảm xúc. Nó thường đi kèm với sự trưởng thành về cơ thể và trí tuệ.
- Trưởng thành cũng là khả năng thích ứng được với môi trường, xã hội, nhận thức được rõ thời gian, địa điểm chính xác để có cư xử đúng mực, biết cần làm gì tùy vào hoàn cảnh, văn hóa nơi đang sinh sống.
Nhiệm vụ 2: Xác định những thuận lợi, khó khăn của em trong quá trình trưởng thành và cách em vượt qua những khó khăn đó
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(28 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Hành vi nào sau đây là không nên trong ứng xử với thầy cô?
A. Chào hỏi bất cứ khi nào gặp thầy cô giáo.
B. Luôn ngoan ngoãn, tôn trọng và vâng lời thầy cô.
C. Có quyền làm việc riêng trong giờ học.
D. Chủ động giúp đỡ, hỏi thăm khi thầy cô bị mệt hoặc cần sự trợ giúp.
Câu 2: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô là:
A. Chấp nhận suy nghĩ, cách làm, tính cách hoặc phong cách ăn mặc khác với mình của các bạn.
B. Chỉ giúp đỡ bạn bè khi có sự đề nghị, yêu cầu của thầy cô, người lớn.
C. Giữ thái độ khiêm tốn, biết kiểm soát cảm xúc, không kiêu căng khi giao tiếp với các bạn giỏi hơn mình.
D. Chỉ hợp tác làm việc nhóm với các bạn khi được thầy cô phân công, yêu cầu.
Câu 3: Đâu là cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô?
A. So sánh, đánh giá, chỉ trích và phán xét những điểm khác biệt.
B. Xa lánh và mỉa mai sự khác biệt.
C. Dùng ngôn ngữ cục cằn, thô lô để nhận xét về điểm khác biệt.
D. Chia sẻ cảm xúc tích cực của bản thân về sự khác biệt.
Câu 4: Hành vi, lời nói, việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với thầy cô là:
A. Hợp tác với các bạn, thầy cô để thực hiện các hoạt động mà thầy cô giáo khi bị bắt buộc.
B. So sánh, đánh giá sự khác biệt trong cách giao tiếp với học sinh của các thầy cô.
C. Lắng nghe góp ý, nhận xét của thầy cô về bản thân.
D. Khó chấp nhận sự khác biệt trong phong cách dạy học, làm việc của mỗi thầy cô.
Câu 5: Đâu là cách hợp tác với thầy cô?
A. Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ với các bạn.
B. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn.
C. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.
D. Chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp khó khăn.
Câu 6: Cách thể hiện lập trường, quan điểm về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội nào dưới đây là đúng?
A. Thể hiện ý kiến chủ quan của bản thân trước vấn đề.
B. Sử dụng lập luận chính xác, đúng thời điểm.
C. Kịch liệt phản đối các ý kiến chưa đúng.
D. Bắt buộc mọi người phải đồng ý với quan điểm của mình.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây thể hiện đúng ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với tập thể?
A. Bồi đắp yêu thương của cá nhân về nhà trường.
B. Nâng cao hiểu biết của mỗi cá nhân với nhà trường.
C. Xây dựng tập thể đoàn kết trong nhà trường.
D. Thể hiện trách nhiệm của bản thân với nhà trường.
Câu 8: Những điều nên làm khi ứng xử với thầy cô là?
A. Xây dựng lòng biết ơn, tôn sư trọng đạo.
B. Cư xử thiếu chừng mực với thầy cô giáo.
C. Vô lễ với thầy cô giáo.
D. Thơ ơ, vô cảm khi thầy cô giáo cần sự giúp đỡ.
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Hành động nào dưới đây thể hiện cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè?
A. Không chơi với bạn có hoàn cảnh khó khăn.
B. Tích cực hỗ trợ thầy cô trong hoạt động tập thể.
C. Nói xấu bạn trong lớp vì không giúp mình làm bài thi.
D. Bỏ mặc bạn khi bạn gặp khó khăn.
Câu 2: Hành vi nào sau đây không phù hợp khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô?
A. Lễ phép, kính trọng thầy cô
B. Tích cực trong giờ học
C. Chăm chú nghe giảng
D. Tránh mặt thầy cô, không chào thầy cô
Câu 3: Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?
A. Lịch sử hình thành và phát triển của trường
B. Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.
C. Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.
D. Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.
Câu 4: Đâu là cách làm chủ mối quan hệ với bạn bè trên các trang mạng xã hội?
A. Chỉ kết bạn với người lạ.
B. Không chia sẻ những hình ảnh nhạy cảm, thông tin sai lệch.
C. Bình luận bừa bãi các bài viết trên mạng xã hội.
D. Tiếp xúc với những người có ý đồ xấu.
Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện của sự hợp tác với bạn bè?
A. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp bổ trợ kiến thức
B. Chủ động hỏi thăm sức khỏe bạn khi bạn ốm
C. Tích cực thu hút các bạn cùng tham gia thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
D. Khinh thường những bạn nhà nghèo
-----------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 BẢN 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THPT…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 12 (BẢN 1)
– CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân trong giao tiếp ứng xử?
Kiểm soát cảm xúc.
Thể hiện lập trường, quan điểm riêng.
Thể hiện trách nhiệm cao.
Tư duy độc lập.
Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là biểu hiện của sự tự tin về bản thân?
Thể hiện sự tôn trọng trong giao tiếp ứng xử.
Luôn e ngại thể hiện bản thân khi tham gia hoạt động tập thể.
Luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân.
Lắng nghe ý kiến mọi người về bản thân và sửa đổi theo ý kiến của mọi người.
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc làm để rèn luyện giúp bản thân tự tin trong định hướng nghề nghiệp của bản thân?
Gia tăng kiến thức về nghề nghiệp em muốn định hướng cho bản thân
Chủ động, tự giác tham các hoạt động định hướng nghề nghiệp.
Tự tin vào nghề đã chọn theo ý kiến của gia đình.
Tìm nghề nghiệp phù hợp với năng lực và tích cách cũng như sở thích của bản thân.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em tính quyết đoán là gì?
Là kĩ năng tự quyết định vượt qua khó khăn mà không nhụt chí, bền bỉ, dẻo dai.
Là dũng cảm, có niềm tin vào sự thành công, hành động có cân nhắc, có căn cứ.
Là quyết định và thực hiện hành động mà không chịu ảnh hưởng của người khác.
Là khả năng kiểm soát và điều chỉnh hành vi theo cảm xúc cá nhân.
Câu 5 (0,5 điểm). Ý nào sau đây biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơ thể?
Có cảm xúc tích cực khi đón nhận môi trường học tập mới.
Làm nhiều việc có ý nghĩa.
Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
Dễ dàng bắt đầu công việc và tập trung cho công việc.
Câu 6 (0,5 điểm). Để vượt qua khó khăn trong quá trình trưởng thành, em phải làm gì?
Chấp nhận sự trưởng thành của bản thân.
Tìm bố mẹ để giải quyết những khó khăn trong quá trình trưởng thành.
Tìm cách khẳng định mình bằng những năng lực của bản thân.
Ngại ngần khi bị trêu chọc và không chấp nhận được vẻ bên ngoài của mình.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là sự tự tin khi chia sẻ định hướng nghề nghiệp?
Thể hiện sự hiểu biết về nghề nghiệp.
Ngôn ngữ không tự tin, rõ ràng.
Thể hiện quan điểm về định hướng nghề nghiệp.
Biểu cảm phù hợp.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách để mỗi cá nhân thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra?
Hình dung khối lượng công việc và thời gian có thể hoàn thành công việc.
Thực hiện các việc công việc theo đòi hỏi ít thời gian trước rồi đến công việc mất nhiều thời gian sau.
Tính đến những yếu tố bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch.
Đặt ra một khoảng thời gian phù hợp cho từng việc và tập trung cao độ để thực hiện các việc trong khoảng thời gian đó
Câu 9 (0,5 điểm). Đâu là cách em rèn luyện sự tư duy độc lập trong bản thân mình?
Nhìn mọi vấn đề cần khách quan, tìm ra ưu và nhược điểm khi đưa ra ý kiến.
Nghe theo mọi ý kiến lí lẽ thuyết phục của mọi người.
Tự suy nghĩ độc lập để bản thân có chính kiến không cần sự khuyên răn của mọi người.
Hành động làm việc theo số đông.
Câu 10 (0,5 điểm). Thanh được giao nhiệm vụ học tập khó. Thanh gặp một số bạn để xin ý kiến. Tuy nhiên ý kiến góp ý của các bạn theo hướng khác nhau khiến Thanh thấy bối rối. Nếu là Thanh, em sẽ làm gì để thể hiện khả năng tư duy độc lập của mình khi được giao các nhiệm vụ học tập?
Lắng nghe hết ý kiến của mọi người sau đó theo ý kiến của bản thân.
Tổng hợp và đánh giá ý kiến của mọi người dựa vào đó xây dựng quan điểm của mình.
Lắng nghe ý kiến của mọi người, sau đó theo ý kiến số đông.
Yêu cầu Thanh nên gặp cô giáo để xin ý kiến và nghe theo ý kiến của cô giáo.
-----------Còn tiếp-----------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời, soạn Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời
Tài liệu giảng dạy môn Hoạt động trải nghiệm THPT