Phiếu trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo - Bản 1. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân. Bộ trắc nghiệm có các phần: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA BẢN THÂN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(28 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là không thể hiện sự trưởng thành của bản thân?
A. Tư duy độc lập.
B. Biết kiểm soát cảm xúc.
C. Thể hiện cái tôi khác biệt với mọi người.
D. Có tinh thần trách nhiệm cao.
Câu 2: Biểu hiện của sự trưởng thành trong suy nghĩ là:
A. Tuân thủ mọi quy định, nội quy.
B. Giữ lời hứa, lời cam kết.
C. Thể hiện lập trường, quan điểm riêng.
D. Ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Sự lớn lên về thể chất thể hiện sự biến đổi về mặt hình thái, tính cách. Những yếu tố đó xuất hiện dần theo thời gian.
B. Sự lớn lên về thể chất thể hiện sự biến đổi về mặt hình thái. Yếu tố đó xuất hiện dần theo thời gian.
C. Sự lớn lên về thể chất thể hiện sự biến đổi về mặt đặc điểm, hình thái, tính cách. Những yếu tố đó xuất hiện dần theo thời gian.
D. Sự lớn lên về thể chất thể hiện sự biến đổi về mặt đặc điểm, hình thái. Những yếu tố đó xuất hiện dần theo thời gian.
Câu 4: Đâu là yếu tố thuận lợi trong quá trình trưởng thành?
A. Em cảm thấy khó thích nghi với những sự thay đổi của bản thân với tập thể.
B. Em thường bị bạn bè trêu chọc về vẻ bề ngoài.
C. Người thân tôn trọng ý kiến của em.
D. Thầy cô không lắng nghe những suy nghĩ, ý kiến của em.
Câu 5: Đâu là yếu tố khó khăn trong quá trình trưởng thành?
A. Nhận được sự động viên, khích lệ của thầy cô trên lớp.
B. Bạn bè cùng nhau thực hiện những mục tiêu, kế hoạch đã đặt ra.
C. Nhận được sự giúp đỡ của người thân xung quanh trong việc xây dựng tư duy độc lập.
D. Sự xem lẫn giữa những cảm xúc tiêu cực và tích cực gây khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc.
Câu 6: Cách để vượt qua khó khăn trong quá trình trưởng thành là:
A. Cố gắng thể hiện sự khác biệt của mình, tạo điểm nhấn, sự nổi bật giữa đám đông.
B. Chấp nhận những sự thay đổi của bản thân, thể hiện năng lực để mọi người công nhận.
C. Kịch liệt phản đối những lời nhận xét, đánh giá không hay đối với sự khác biệt của bản thân.
D. Bắt buộc mọi người phải chấp nhận sự thay đổi và khác biệt của mình.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của người có tư duy độc lập?
A. Đưa ra quyết định theo ý kiến riêng của cá nhân.
B. Chỉ tiếp nhận những thông tin mình thu thập được.
C. Lắng nghe ý kiến của mọi người, sau đó đưa ra quyết định theo số đông nếu cần thiết.
D. Luôn lo lắng không biết quyết định của mình có đúng hay sao.
Câu 8: Vì sao biểu hiện của tư duy độc lập là tham khảo ý kiến của mọi người về vấn đề mình đang suy nghĩ?
A. Cần tham khảo ý kiến và phân tích đầy đủ những ý kiến đó trước khi chấp nhận hay từ chối ý kiến.
B. Cá nhân cần phải biết tổng hợp ý kiến và đưa ra quan điểm của mình.
C. Cần lắng nghe số đông và chấp nhận phục tùng số đông.
D. Cá nhân cần lắng nghe ý kiến và đưa ra quyết định của bản thân theo một trong những ý kiến tiếp thu được.
2. THÔNG HIỂU (12 CÂU)
Câu 1: Biểu hiện của tư duy độc lập trong giải quyết vấn đề là:
A. Có quan điểm nhìn nhận riêng về các yếu tố xung quanh.
B. Nhận diện được vấn đề theo cách riêng của mình.
C. Việc đánh giá không bị tác động bởi ngoại cảnh.
D. Lắng nghe ý kiến của mọi người và sàng lọc theo quan điểm của mình.
Câu 2: Hành vi nào sau đây không thể hiện tư duy độc lập trong tiếp nhận và sàng lọc thông tin?
A. Tổng hợp và đánh giá ý kiến của mọi người.
B. Tiếp thu và xử lí thông tin theo quan điểm của mình.
C. Chủ động chọn lọc và lĩnh hội kiến thức cho mình.
D. Đánh giá một cách độc lập, hiệu quả cách giải quyết vấn đề.
Câu 3: Đâu không phải là ý nghĩa của tư duy độc lập đối với sự trưởng thành của bản thân?
A. Nâng cao sự uy tín và khác biệt của bản thân.
B. Đưa ra quyết định cá nhân của mình.
C. Tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.
D. Tự chủ trong hành động.
Câu 4: Đâu là cách rèn luyện tư duy độc lập khi em nghe thông tin không đúng sự thật về bản thân?
A. Tìm ra nguồn gốc của thông tin để giải quyết vấn đề.
B. Không vội vàng đưa ra ý kiến nếu chưa có đủ lí lẽ để thuyết phục.
C. Đưa ra những thông tin tích cực của bản thân.
D. Chấp nhận những thông tin không đúng về bản thân.
Câu 5: Đâu không phải là biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường học tập hoặc làm việc?
A. Có cảm xúc tích cực khi đón nhận môi trường học tập, làm việc mới.
B. Dễ dàng bắt đầu công việc và tập trung cho công việc.
C. Đạt được mục tiêu công việc đặt ra.
D. Thu mình để tránh va chạm trong môi trường học tập, làm việc.
Câu 6: Em sẽ làm gì khi nhận ra sự thay đổi của cơ thể?
A. Không quan tâm tới những thay đổi này.
B. Che dấu những sự thay đổi của bản thân.
C. Suy nghĩ tích cực với trạng thái mới của bản thân.
D. Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Trưởng thành không chỉ là sự lớn lên về thể xác mà còn là sự chín chắn trong nhận thức và hành động.
B. Trưởng thành không chỉ là sự lớn lên về thể xác mà còn là sự chín chắn trong nhận thức, suy nghĩ.
C. Trưởng thành không chỉ là sự lớn lên về thể xác mà còn là sự chín chắn trong nhận thức, suy nghĩ và hành động.
D. Trưởng thành không chỉ là sự lớn lên về thể xác mà còn là sự chín chắn trong suy nghĩ và hành động.
Câu 8: Đâu là việc làm thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sống?
A. Vẫn giữ được hiệu quả công việc, quan hệ, suy nghĩ tích cực.
B. Làm nhiều việc có ý nghĩa.
C. Dễ dàng bắt đầu công việc mới.
D. Chấp nhận bản thân.
Câu 9: Đâu không phải là biểu hiện của sự hợp lí trong cách ứng xử trong giao tiếp?
A. Hành động và lời nói mang lại sự dễ chịu cho mọi người tại thời điểm giao tiếp.
B. Cảm xúc được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. Cảm xúc được điều chỉnh phù hợp với đối tượng.
D. Trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi giao tiếp.
Câu 10: Việc làm nào sau đây không phải cách thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và cam kết đề ra?
A. Hình dung ra khối lượng công việc và thời gian có thể hoàn thành công việc.
B. Sắp xếp công việc theo trật tự ưu tiên thực hiện.
C. Thay đổi kế hoạch khi xuất hiện những yếu tố bất thường.
D. Đặt ra một khoảng thời gian phù hợp cho từng công việc và tập trung cao độ để thực hiện các việc trong khoảng thời gian đó.
-----------------------------------
------------------- Còn tiếp -------------------
=> Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân