Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều bài 6: Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng việt
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6: Ôn tập các biện pháp tu từ tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 11 cánh diều
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Sông Đáy chảy vào đời tôi
Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả”
- So sánh
- Ẩn Dụ
- Hoán dụ
- Cả A và B đều đúng
Câu 2: “Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn” câu thơ sử dụng biện pháp tu từ nào?
- Điệp ngữ
- So sánh
- Phá vỡ quy tắc ngôn ngữ thông thường
- Ẩn dụ
Câu 3: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra”
- Điệp ngữ
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
- Nhân hóa
Câu 4: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
“ Tình ta như lộc biếc
Gọi ban mai lại về”
- So sánh
- Nhân hóa
- Ẩn dụ
- Hoán dụ
Câu 5: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
- Hoán dụ
- Nhân hóa
- So sánh
- Ấn dụ
Câu 6: Tìm biện pháp tu từ được thể hiện trong câu "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng."
- Nói quá
- So sánh
- Hoán dụ
- Ẩn dụ
Câu 7: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B”.
- Nói quá
- Nói giảm nói tránh
- Ẩn dụ
- Nhân hóa
-----------Còn tiếp --------